rành rẽ, có đầy đủ kế sách để chế ngự bọn lại sĩ, có thể lay chuyển mọi trở lực,
lập được công lao to tát để trừ họa, dẹp loạn.
113.- CHỌN TƯỚNG:
Quốc gia dùng binh, ban bố luật pháp, quyền sinh sát đều ở trong tay đại
tướng. Người tâm phúc của nước nắm giữ vận mệnh của ba quân, đâu có thể
tuyển dụng bừa bãi được?
Nếu muốn trao mệnh cho tướng thì phải xem trước thử người tướng có được
chân thành hay không. Muốn biết có được hay không, phải quan sát bốn điều:
Thứ nhứt là vẻ mặt.
Thứ hai là lời nói.
Thứ ba là cử động.
Thứ tư là việc làm.
Sách Vạn Cơ Chi nói rằng: Tuy có quân đội trăm vạn, cũng phải kiếm cho
được bậc tướng súy nuốt địch rồi đem tất cả lợi khí của quốc gia mà trao cho
tướng ấy. Nếu không được người như thế, thì dùng tướng cũng vô ích.
114.- TÁM LOẠI TƯỚNG SÚY:
Tướng súy có hai hạng lớn nhỏ, mỗi hạng có bốn thứ. Nếu không thuộc vào
tám loại ấy, sao đáng gọi là tướng?
Bốn loại tướng bậc cao là:
- Thứ nhứt: Thiên tướng (xem mục số 107).
- Thứ hai: Địa tướng.
- Thứ ba: Nhân tướng.
- Thứ tư: Thần tướng.
Bốn loại tướng bậc thấp là:
- Thứ nhứt: Uy tướng.
- Thứ hai: Cường tướng.
- Thứ ba: Mãnh tướng.
- Thứ tư: Lương tướng.
115.- ĐỊA TƯỚNG:
Hạng địa tướng có các đặc điểm sau này: Đến nơi nào thì quan sát địa lý kỹ
càng, núi đầm xa gần, rộng hẹp, khó dễ như thế nào, rừng rú thưa dày như thế
nào, khe lạch sâu cạn như thế nào. Nếu xem tướng ấy chỉ huy, thì khi chiến
thắng, trước và sau không trở ngại, trái và phải không ngưng trệ, lính bộ và