QUYỂN THƯỢNG
Thứ nhất: Lấy điều nhân làm gốc
Thời xưa, người ta lấy điều nhân làm gốc, dùng điều nghĩa để sửa trị, đó
gọi là chính pháp. Chính pháp thi hành không được vừa ý thì phải dùng phép
biến quyền, mà phép biến quyền thì chỉ phát xuất từ chiến tranh, chứ không
phát xuất từ người bình thường vô sự.
Bởi thế nên:
- Giết người mà yên được lòng vì việc giết ấy nên làm;
- Đánh nước người mà thương dân người thì việc ấy nên làm;
- Dùng chiến tranh để ngăn ngừa chiến tranh, thì chiến tranh ấy là việc nên
làm.
Cho nên:
- Đức nhân hiện ra ở sự thân thiết;
- Đức nghĩa hiện ra ở lời dạy dỗ;
- Đức trí hiện ra ở cậy mình;
- Đức dũng hiện ra ở thân xác;
- Đức tín hiện ra ở sự tin thực;
Bên trong thi hành được lòng nhân ái để mà giữ nước; bên ngoài bày tỏ
được uy vũ để mà chiến đấu.
Phép đánh giặc là:
- Chớ làm trái thời, chớ nhằm vào lúc dân chúng bệnh hoạn, khốn khổ, để tỏ
lòng thương dân mình;
- Chớ gây thêm tang tóc, chớ dựa vào điều hung bạo, để tỏ lòn thương dân
người;
- Chớ dấy binh mùa đông và mùa hè để tỏ lòng gồm thương dân mình và
dân người;
Cho nên nước tuy lớn mà ham thích chiến tranh thì sẽ mất; thiên hạ tuy an
ổn mà không lo phòng bị chiến tranh thì sẽ gặp nguy nạn. Khi thiên hạ đã bình
yên, Thiên tử vui vẻ bày ra săn bắn vào mùa xuân và mùa thu, còn chư hầu thì