lên tiếng nói, song nàng không nói một tiếng nào, chỉ nhìn chòng chọc vào
Tiết Tử Dạ, rồi bỗng nhiên ngã lăn ra đất.
Ngọc bội trong tay nàng rơi xuống chân y, bên trên khắc một chữ “Liêu”.
Khoảnh khắc ấy, Diệu Phong mới sực nhớ ra – hoa văn này, chẳng phải
chính là huy hiệu khắc trên Hồi Thiên Lệnh hay sao?
Nữ tử họ Liêu này, không ngờ lại chính là cốc chủ tiền nhiệm của Dược Sư
cốc, Liêu Thanh Nhiễm!
Trời sáng, một đoàn người rời khỏi dịch trạm.
Ốc đảo Ô Lý Nhã Tô Đài sắc liễu xanh xanh, gió cũng dịu dàng ấm áp,
hoàn toàn không tàn khốc như đồng tuyết bên ngoài.
Diệu Phong đánh xe đi xuyên qua qua hàng liễu rủ xanh mướt đó, dọc
đường vô số lữ khách kinh ngạc trợn mắt lên nhìn am tử áo trắng này –
không chỉ vì mái tóc dài màu lam kỳ dị của y, mà còn bởi âm thanh cực kỳ
mỹ diệu phát ra từ cây sáo ngắn trên tay y nữa.
Khúc nhạc ấy tan vào màu xanh tươi tốt, tịch mịch mà bi thương.
Khi Liêu Thanh Nhiễm tỉnh giấc trong xe ngựa, nghe thấy khúc “Cát Sinh”
này cũng không khỏi thẫn thở. “Đông chi hạ, hạ chi nhật. Bách tuế chi hậu,
quy vu kỳ thất.” Nàng ngoảnh đầu lại, liền nhìn thấy đệ tử đang lặng yên
nằm trong chiếc áo dày mà say ngủ. tiểu Dạ, Tiểu Dạ… giờ thì không cần
đợi cả trăm năm, con đã có thể gặp lại.người dưới lớp băng kia rồi. Con có
vui không?
Tiếng nhạc như tiếng khóc than, nhưng người thổi thì lại không hề ủ ê buồn
thảm, thần sắc điềm đạm lướt qua vô số cành liễu rủ xuống ven đường,
phảng phất như y chỉ là một kẻ du lãng xuất hành dưới ánh nắng xuân, còn
chân trời kia, chính là nơi y trú ngụ - không ai nhận ra, y chính là người ôm
nữ tử đã chết kia khóc lóc đau đớn trong dịch trạm đêm qua. Trận khóc ấy
dường như đã đến cức hạn của tình cảm trong y, chỉ sau một đêm ngắn
ngủi, thần sắc của y đã hoàn toàn trở lại vẻ bình tĩnh vốn có…
Phải trải qua giày vò giằng xé thế nào, mới có thể khiến bao nhiêu tình cảm
vừa manh nha nhú lên trong lòng một con người đã lại đóng băng toàn bộ?
Ngây ngây ngẩn ngẩn vì khúc nhạc, khoảng khắc ấy, Liêu Thanh Nhiễm