Ellie Nesler bị kết tội giết chết Daniel Driver, dù động cơ trả thù cho vụ
lạm dụng con trai cô đã giành được sự thông cảm của phần lớn công chúng.
Ngược lại, ở các xã hội phi nhà nước, một thương tích bị gây ra thường
xuyên được xem như một điều không rõ trắng đen: có, tôi đã giết ông ta -
nhưng tôi làm vậy là hợp lý vì ông ta ám bùa con tôi, hoặc người anh em họ
của ông ta giết chú tôi, hoặc con lợn của ông ta làm hỏng khu vườn của tôi
và ông ta từ chối bồi thường thiệt hại, vì vậy tôi không phải bồi thường gì
cho người thân của ông ta hoặc chỉ bồi thường ít (Tuy nhiên, các tình tiết
giảm nhẹ tương tự có vai trò quan trọng ở giai đoạn kết án của phiên tòa
hình sự phương Tây).
Nếu người bị cáo buộc được chứng minh là phạm tội, nhà nước sau đó tiến
đến giai đoạn thứ hai là áp đặt hình phạt, chẳng hạn như án tù. Hình phạt
phục vụ ba mục đích, dựa vào ba mục đích này sẽ có sự nhấn mạnh tương
đối khác biệt giữa hệ thống tư pháp các nước: răn đe, trừng phạt và cải tạo.
Ba mục đích này khác với mục đích chính trong cách giải quyết tranh chấp
phi nhà nước, cụ thể là bồi thường cho nạn nhân. Ngay cả nếu Daniel
Driver bị kết án tù, điều đó cũng sẽ không bù đắp được cho Ellie Nesler và
con trai cô những tổn thương từ vụ lạm dụng tình dục cậu bé.
Mục đích chính của việc trừng phạt tội ác là răn đe: để ngăn chặn công dân
khác vi phạm pháp luật của nhà nước, do đó không có những nạn nhân mới.
Mong muốn của nạn nhân hiện tại và người thân nạn nhân, hoặc của tội
phạm và người thân tội phạm, phần lớn lại không được cân nhắc: thay vào
đó sự trừng phạt nhằm phục vụ cho mục đích của nhà nước với vai trò là
đại diện cho các công dân khác trong nước. Các nạn nhân, tội phạm, cùng
người thân và bạn bè của họ nhiều nhất chỉ có thể được phép phát biểu với
các thẩm phán tại thời điểm tuyên án và bày tỏ mong muốn của mình về
việc tuyên án, nhưng thẩm phán được phép bỏ qua những mong muốn đó.
Lợi ích khác biệt của nhà nước và của nạn nhân được minh họa qua một vụ
án hình sự được biết đến rộng rãi ở bang California: đạo diễn phim Roman