cáo trong phân tích thống kê tích lũy về các vụ án trong một số chương
trình, kết quả đó gồm tỷ lệ phạm tội sau khi tự do thấp hơn, phạm phải tội ít
nghiêm trọng hơn trong trường hợp có phạm tội, sự giảm nhẹ cảm xúc tức
giận và sợ hãi của nạn nhân, và sự gia tăng cảm giác an toàn cũng như được
hòa giải của nạn nhân. Không ngạc nhiên, kết quả tốt hơn xuất hiện ở các
trường hợp tội phạm sẵn sàng gặp nạn nhân, chủ động tham gia trong cuộc
gặp và nhận ra những thiệt hại người đó đã gây nên, so với các trường hợp
mà tội phạm không sẵn sàng tham gia vào cuộc gặp do tòa yêu cầu.
Đương nhiên, tư pháp phục hồi không phải là thuốc chữa bách bệnh cho
mọi tội phạm và nạn nhân. Chương trình này cần những người kết nối được
đào tạo. Một số tội phạm không cảm thấy hối hận, và một số nạn nhân sẽ
cảm thấy lại bị tổn thương thay vì được giúp đỡ khi phải làm sống lại tội ác
một lần nữa với sự hiện diện của tên tội phạm. Nhiều nhất thì, tư pháp phục
hồi cũng chỉ để bổ trợ, không phải là phương pháp thay thế cho hệ thống tư
pháp hình sự của chúng ta. Nhưng nó có nhiều hứa hẹn.
Lợi thế và cái giá của lợi thế
Chúng ta có thể rút ra kết luận gì từ những so sánh về giải quyết tranh chấp
trong xã hội nhà nước và xã hội quy mô nhỏ? Một mặt, trong lĩnh vực giải
quyết tranh chấp này cũng như trong những lĩnh vực khác sẽ được thảo
luận trong các chương kế tiếp, chúng ta không nên ngây thơ lý tưởng hóa
xã hội quy mô nhỏ, xem chúng là luôn đáng ngưỡng mộ, phóng đại lợi thế
của chúng và chỉ trích chính quyền nhà nước giỏi lắm cũng chỉ là điều xấu
không tránh khỏi. Mặt khác, nhiều xã hội quy mô nhỏ có một số đặc trưng
mà chúng ta có thể kết hợp hữu ích vào xã hội nhà nước của chúng ta.
Đầu tiên, hãy để tôi ngăn hiểu lầm và nhắc lại rằng việc giải quyết tranh
chấp ngay cả trong các nhà nước công nghiệp hiện đại vốn đã có các lĩnh
vực tận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp như bộ lạc. Khi tranh chấp với
người bán hàng, hầu hết chúng ta không ngay lập tức thuê luật sư hoặc kiện
tụng; chúng ta bắt đầu bằng việc thảo luận và đàm phán với những người