này đồng nghĩa rằng chiến tranh là do tổ tiên loài vượn của chúng ta truyền
sang loài người, do đó chiến tranh có cơ sở về mặt di truyền, chúng ta bị
lập trình để gây ra chiến tranh, dẫn đến chiến tranh là không thể tránh khỏi
hay ngăn chặn được?
Câu trả lời cho bốn câu hỏi trên là "không". Vượn không phải tổ tiên của
loài người, thay vào đó, vượn và người đều có chung nguồn gốc tổ tiên
sống cách đây khoảng 6 triệu năm, và do đó, loài vượn hiện đại có thể khác
xa so với loài người hiện đại. Không phải mọi hậu duệ đều có cùng loài tổ
tiên đó đều gây ra chiến tranh: loài bonobo (hay trước đây còn được gọi là
loài vượn lùn) về mặt di truyền có chung khoảng cách với chúng ta như loài
vượn, là loài còn lại trong số hai loài động vật có họ hàng gần nhất với
chúng ta, cũng có chung một tổ tiên như vậy, nhưng theo quan sát, chúng
không hề gây chiến; một số xã hội loài người truyền thống cũng vậy. Trong
số những loài động vật khác loài vượn, một số loài (như sư tử, sói, linh cẩu
và một số loài kiến) được cho là tiến hành đánh giết giữa các nhóm, còn
một số loài khác thì không. Rõ ràng, chiến tranh nổ ra một cách độc lập, lặp
đi lặp lại nhưng không phải là không thể tránh được ở các loài động vật
sống theo bầy đàn, ở dòng tiến hóa người - vượn và ở xã hội loài người
hiện đại. Richard Wrangham lập luận rằng hai đặc điểm phân biệt các loài
có tính bầy đàn gây chiến với những loài không gây chiến là: mức độ cạnh
tranh nguồn lực cao và sự xuất hiện nhiều nhóm có quy mô khác nhau, từ
đó những nhóm lớn đôi khi gặp những nhóm nhỏ hoặc những cá thể động
vật mà chúng có thể tấn công và áp đảo mà không sợ gặp rủi ro.
Về bản chất di truyền của chiến tranh loài người, chiến tranh loài người
chắc chắn có bản chất di truyền, nhưng là theo nghĩa xa rộng cũng như sự
hợp tác và những hành vi đa diện khác của con người có bản chất di truyền.
Bộ não con người, hoóc-môn và các bản năng đều do yếu tố gen di truyền
quyết định, chẳng hạn như các gen kiểm soát quá trình tổng hợp hoóc-môn
testosterone vốn chi phối hành vi hiếu chiến. Tuy nhiên, mức độ thông
thường của hành vi hiếu chiến, cũng như chiều cao trung bình cơ thể, chịu