ông thường chuẩn bị về nhà vào giờ đó và hay bước ra sau một màn hình
để chải tóc, tạo nên một điện trường mà những con cá có thể dò được.
Những con cá có điện thế thấp sử dụng các cơ quan phát điện và cơ quan
dò điện trên da của chúng để cải thiện hiệu quả của hai chức năng khác
nhau cũng xuất hiện ở nhiều loài cá khác có cơ quan dò điện nhưng thiếu
cơ quan phát điện: phát hiện con mồi và định hướng. Những con cá có điện
thế thấp còn sử dụng xung điện của mình cho chức năng thứ ba, đó là giao
tiếp với nhau. Tùy thuộc vào mô hình điện xung, thay đổi theo loài và các
cá thể, những con cá này có thể trích xuất thông tin và do đó nhận ra loài,
giới tính, kích thước và từng cá thể (lạ hay quen) đã tạo ra xung điện. Một
con cá có điện thế thấp có thể truyền thông điệp xã hội đến những con cá
khác cùng loài.
Những con cá có thể phát ra những xung điện vài vôn không chỉ phát hiện
con mồi mà còn có thể sử dụng những xung điện này cho chức năng thứ tư:
giết con mồi nhỏ hơn, như cá tuế. Những xung điện cao thế hơn có thể giết
chết con mồi lớn hơn, cho đến lúc một con cá chình 600V dài khoảng hơn 2
mét có thể giật chết một con ngựa trong nước. Những con cá có điện thế
cao còn có thể sử dụng những xung điện cao thế của chúng cho hai chức
năng khác: tự vệ trước kẻ săn mồi bằng cách chích điện chúng; và săn mồi
bằng điện, tức là thu hút con mồi đến cơ quan tích điện dương của chúng
(cực dương), một kỹ thuật cũng được sử dụng bởi các ngư dân khi họ tạo ra
điện trường bằng pin hoặc máy phát điện thay vì bằng chính cơ thể họ.
Bây giờ, chúng ta hãy trở lại với những học giả phản đối giả thuyết chọn
lọc tự nhiên có thể sản sinh ra một con cá 600V từ một con cá bình thường
0V, dựa trên lập luận rằng mọi giai đoạn trung gian cần thiết của cơ quan
phát ra điện thế thấp là hoàn toàn vô ích và sẽ không giúp cho cá thể đó tồn
tại. Câu trả lời là chức năng giết chết con mồi với một xung điện 600V
không phải là chức năng ban đầu của các cơ quan điện này, mà nó là một
sản phẩm phụ phát sinh từ một cơ quan ban đầu được lựa chọn để thực hiện