cấm kỵ", mà không hiểu biết về tác hại của các chất độc trong cá); và một
số giải thích đưa ra dự đoán sai. Ví dụ, những người săn bắt - hái lượm khái
quát hóa tính dẫn động và mở rộng nó lên những thứ khác có thể di chuyển
ngoài con người và động vật, chẳng hạn như các dòng sông, mặt trời và mặt
trăng. Con người trong xã hội truyền thống thường tin rằng những vật thể
vô tri vô giác di chuyển được, hoặc được đẩy đi, là những vật thể sống. Họ
cũng có thể gắn tính dẫn động lên những vật thể không di chuyển được như
bông hoa, ngọn núi hay tảng đá. Ngày nay, chúng ta gọi đó là niềm tin vào
các thế lực siêu nhiên, tách biệt khỏi thế giới tự nhiên, nhưng những người
truyền thống thường không phân định như vậy. Thay vào đó, họ tìm cách
giải thích nguyên nhân giá trị dự đoán được mà họ quan sát thấy: họ giả
thiết rằng mặt trời (hoặc một vị thần chở mặt trời trên cỗ xe của ông) diễu
hành hằng ngày ngang qua bầu trời, phù hợp với những sự kiện quan sát
được. Họ không có đủ kiến thức về thiên văn học độc lập để biết rằng niềm
tin vào mặt trời như một biểu tượng được thần thánh hóa là ‘lỗi lầm siêu
nhiên’. Nhưng đó không phải là suy nghĩ ngớ ngẩn theo quan điểm của họ:
mà đó là cách suy luận hợp lý của họ về những điều chắc chắn trong tự
nhiên.
Vì vậy, một trong những hình thức mà sự tìm kiếm lời giải thích nguyên
nhân của chúng ta bị tổng quát quá mức và dẫn thẳng đến những gì hôm
nay chúng ta gọi là niềm tin vào siêu nhiên là việc gắn tính dẫn động vào
thực vật và những vật thể không có sự sống. Một hình thức khác là sự tìm
kiếm kết quả của những hành vi của chúng ta. Một người nông dân luôn tự
hỏi ông đã làm gì sai khiến cánh đồng có năng suất cao trước đây bị thất
thu trong năm nay và những người thợ săn Kaulong tự hỏi một người thợ
săn nào đó đã làm gì để rơi vào hố trong rừng. Như những người dân tộc
truyền thống khác, người nông dân và các thợ săn suy nghĩ rất nhiều để tìm
ra lời giải thích. Một số giải thích của họ sau này được chứng minh là chính
xác một cách khoa học, trong khi những lời giải thích khác chỉ đơn giản là
những điều cấm kỵ không mang tính khoa học. Ví dụ, người nông dân
nghèo Andean không có kiến thức về hệ số biến đổi vẫn canh tác phân tán