bệnh gốc của hai quần thể có sự phân phối tuổi khác nhau là không chính
xác: sự khác nhau của các giá trị gốc có thể chỉ đơn thuần là kết quả của sự
phân bố độ tuổi khác nhau (tỷ lệ mắc bệnh cao hơn trong quần thể già hơn),
ngay cả khi tỷ lệ mắc bệnh ở cùng một độ tuổi là bằng nhau giữa hai quần
thể. Do đó, tỷ lệ mắc bệnh của quần thể được tính như một hàm số của độ
tuổi, sau đó tính tỷ lệ mắc bệnh của cả quần thể nếu cho rằng toàn bộ dân
số có sự phân bố tuổi tác được chuẩn hóa.
Lưu ý tỷ lệ mắc bệnh cao hơn trong những quần thể giàu có, Tây phương
hoá, hoặc đô thị hoá so với những quần thể nghèo, truyền thống, hoặc ở
nông thôn của cùng một dân tộc. Đồng thời cũng lưu ý rằng những lối sống
khác nhau cũng làm hiện rõ sự tương phản giữa các quần thể có tỷ lệ mắc
bệnh thấp và tỷ lệ mắc bệnh cao (trên 12%) trong tất cả các nhóm người
được kiểm tra ngoại trừ người Tây âu, trong đó không có quần thể có tỷ lệ
cao nào so với tiêu chuẩn thế giới, vì những lý do sẽ được thảo luận. Bảng
11 cũng minh họa cho những thăng trầm trong tỷ lệ mắc bệnh trên đảo
Nauru, do sự Tây phương hoá nhanh chóng và sau đó do quá trình chọn lọc
tự nhiên chống lại nạn nhân của bệnh tiểu đường.
Ẩn dưới giá trị tỷ lệ mắc bệnh trung bình toàn quốc 8% là một loạt các kết
quả cho các nhóm người Ấn Độ khác nhau. Ở cực thấp, tỷ lệ mắc bệnh chỉ
có 0,7% đối với những người Ấn Độ không béo phì, vận động nhiều, sống
ở nông thôn. Con số này đạt đến 11% đối với những người Ấn Độ béo phì,
ít vận động, sống ở thành thị và lên tới đỉnh điểm 20% ở quận Ernakulam
về phía tây nam bang Kerala của Ấn Độ, một trong những bang đô thị hóa
nhất. Một tỷ lệ cao hơn nữa là tỷ lệ mắc bệnh toàn quốc cao thứ hai trên thế
giới ở mức 24% của hòn đảo Mauritius thuộc Ấn Độ Dương, nơi cộng đồng
người nhập cư chủ yếu là Ấn Độ đã được tiếp cận với mức sống phương
Tây nhanh hơn so với bất kỳ nơi nào khác trên Ấn Độ.
Trong số các yếu tố về lối sống có thể tiên đoán trước dẫn đến bệnh tiểu
đường ở Ấn Độ, một số là các yếu tố quen thuộc như dự đoán ở phương