khởi phát ở tuổi trưởng thành đặc biệt là ở độ tuổi trên 50, bệnh nhân tiểu
đường ở Ấn Độ bắt đầu có triệu chứng ở độ tuổi thấp hơn châu âu một hoặc
hai thập kỷ và tuổi phát bệnh ở Ấn Độ (cũng như nhiều nước khác) đã di
chuyển về phía những người trẻ nhiều hơn trong thập kỷ vừa qua. Ngay
trong số những người Ấn Độ ở cuối độ tuổi thiếu niên, bệnh tiểu đường
"khởi phát ở người lớn" (loại 2 hoặc không phụ thuộc insulin) vẫn xuất
hiện thường xuyên hơn so với bệnh tiểu đường "khởi phát ở tuổi vị thành
niên" (loại 1 hoặc phụ thuộc insulin). Trong khi béo phì là một yếu tố nguy
cơ của bệnh tiểu đường cả ở Ấn Độ và phương Tây, tiểu đường xuất hiện ở
giá trị ngưỡng của sự béo phì thấp hơn ở Ấn Độ và các nước châu á khác.
Các triệu chứng giữa các bệnh nhân tiểu đường Ấn Độ và phương Tây cũng
khác nhau: người Ấn Độ ít khi bị mù lòa và bệnh thận, nhưng thường bị
bệnh động mạch vành ở độ tuổi tương đối trẻ.
Mặc dù người Ấn Độ nghèo hiện đang có nguy cơ thấp hơn là những người
giàu có, sự lây lan nhanh chóng của thức ăn nhanh cũng làm cho cư dân
khu ổ chuột ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ phải đối mặt với nguy cơ của
bệnh tiểu đường. Tiến sĩ S. Sandeep, ông A. Ganesan và Giáo sư Mohan
của Viện Nghiên cứu Bệnh tiểu đường Madras đã tóm tắt tình hình hiện nay
như sau: "Điều này cho thấy bệnh tiểu đường [ở Ấn Độ] không còn là một
căn bệnh của người giàu nữa. Nó đang trở thành một vấn đề đối với ngay
cả những người có thu nhập trung bình và giai cấp nghèo hơn trong xã hội.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nhân tiểu đường nghèo hơn sẽ dễ bị
biến chứng hơn vì họ không có được chất lượng chăm sóc sức khỏe tốt."
Lợi ích của gen di truyền đối với bệnh tiểu đường
Bằng chứng vững chắc về yếu tố di truyền của bệnh tiểu đường đã đưa ra
một câu đố tiến hóa. Tại sao một căn bệnh suy nhược như vậy lại rất phổ
biến trong nhiều quần thể con người, khi chúng ta dự đoán rằng căn bệnh
này sẽ biến mất dần khi những người có gen di truyền nhạy cảm với bệnh