Tây, nhưng một số yếu tố khác làm đảo lộn hoàn toàn những dự đoán của
phương Tây. Cũng giống như ở phương Tây, bệnh tiểu đường ở Ấn Độ có
liên quan đến sự béo phì, huyết áp cao và lối sống ít vận động. Nhưng
những chuyên gia nghiên cứu bệnh tiểu đường của châu âu và Mỹ sẽ ngạc
nhiên khi nhận ra tỷ lệ mắc bệnh bệnh tiểu đường cao hơn ở những người
Ấn Độ giàu có, được giáo dục, sống ở thành thị so với những người nghèo,
thất học, sống ở nông thôn: một xu hướng hoàn toàn ngược lại với phương
Tây, mặc dù xu hướng tương tự được ghi nhận ở các nước đang phát triển
khác bao gồm Trung Quốc, Bangladesh và Malaysia. Ví dụ, bệnh nhân tiểu
đường Ấn Độ thường có trình độ học vấn đại học và cao hơn, ít khi mù
chữ, so với người không bị tiểu đường. Năm 2004 tỷ lệ mắc bệnh tiểu
đường trung bình là 16% các thành phố ở Ấn Độ và chỉ có 3% ở nông thôn
Ấn Độ; hoàn toàn đảo ngược lại xu hướng ở phương Tây. Giải thích phù
hợp nhất cho những trái ngược này liên quan đến hai khía cạnh khi lối sống
phương Tây đã lan rộng hơn nữa trong toàn bộ dân số và đã diễn ra trong
nhiều năm hơn ở phương Tây so với ở Ấn Độ. Đầu tiên, các xã hội phương
Tây giàu có hơn nhiều so với Ấn Độ, nên người dân nông thôn nghèo khổ
vẫn có đủ khả năng mua thức ăn nhanh có nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu
đường ở phương Tây nhiều hơn so với ở Ấn Độ. Thứ hai, người có giáo
dục phương Tây tiếp cận với thức ăn nhanh và các công việc ít vận động
đến thời điểm này chắc chắn đã nghe nói rằng thức ăn nhanh là không lành
mạnh và con người nên tập thể dục, trong khi đó, lời khuyên này vẫn chưa
thực sự xâm nhập tầng lớp có giáo dục ở Ấn Độ một cách rộng rãi. Gần
25% cư dân thành phố của Ấn Độ (các quần thể có nguy cơ cao nhất) thậm
chí còn không nghe nói về bệnh tiểu đường
Ở Ấn Độ cũng như ở phương Tây, bệnh tiểu đường là do tình trạng lượng
đường trong máu cao kinh niên và một số các hậu quả lâm sàng giống
nhau. Nhưng trong những khía cạnh khác, cho dù vì các yếu tố lối sống hay
do gen của người dân khác nhau giữa Ấn Độ và phương Tây, bệnh tiểu
đường ở Ấn Độ khác với căn bệnh này như chúng ta biết ở phương Tây.
Trong khi người phương Tây xem bệnh tiểu đường loại 2 như một căn bệnh