THẾ THỨ CÁC TRIỀU VUA VIỆT NAM - Trang 49

Nguyễn Khắc Thuần

Thế Thứ Các Triều Vua Việt Nam

Chương 4

THẾ THỨ TRIỀU LÝ

(1010 – 1225)

I – VÀI NÉT VỀ TRIỀU LÝ
Năm Kỉ Dậu (1009), ngay sau khi Lê Ngoạ Triều mất, đại diện cho quan lại là
Đào Cam Mộc và đại diện cho các nhà sư là Sư Vạn Hạnh, đã cùng nhau hợp
lực tôn phò Lý Công Uẩn. Tháng 10 năm đó, Lý Công Uẩn được đưa lên ngôi
hoàng đế, triều Lý chính thức được khai sinh.
Trong lịch sử Việt Nam, triều Lý là một triều đại lớn, để lại dấu ấn rất sâu sắc
trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Về chính trị, đây là một trong hai triều đại tiêu
biểu của chế độ quý tộc trị nước. Về kinh tế, đây cũng là một trong hai triều đại
tiêu biểu của chế độ điền trang - thái ấp. Về văn hoá, triều Lý được các nhà
nghiên cứu ghép chung với triều Trần và lấy tên chung đó để đặt cho cả một giai
đoạn vaưn hoá lớn, từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XV: Văn hoá Lý - Trần.
Thời Lý có mấy sự kiện nổi bật sau đây:
1 - Về chính trị
- Năm 1010, triều Lý dời đô từ Hoa Lư ra La Thành và đổi gọi La Thành là
Thăng Long kể từ đó.
- Năm 1054, triều Lý đặt quốc hiệu mới cho nước ta là Đại Việt.
- Năm 1164, nhà Tống đã buộc phải thừa nhận ta là một quốc gia riêng. Từ đây,
người Trung Quốc gọi nước ta là An Nam Quốc.
2 - Về quân sự
- Năm 1069, đánh vào Chiêm Thành, phá tan âm mưu của nhà Tống trong việc
lợi dụug Chiêm Thành để tấn công xâm lược nước ta.
- Cuối năm 1075, đầu năm 1076: bất ngờ cho quân tràn sang lãnh thổ Trung
Quốc, phá tan tiềm năng xâm lăng mà nhà Tống đã dày công chuẩn bị và tập
hợp ở Chảu Ung, Châu Khâm và Châu Liêm (cả ba châu này đều nằm ở hai tỉnh
Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc).
- Tháng 3 năm 1077, toàn thắng trong trận quyết chiến chiến lược Như Nguyệt,
đè bẹp hoàn toàn ý chí xâm lăng của nhà Tống đối với nước ta.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.