3 - Về văn hoá
- Năm 1070, cho lập Văn Miếu (nơi thờ Khổng Tử và các bậc tiền hiền của Nho
gia), mở đường cho Nho học phát triển ở nước ta một cách mạnh mẽ hơn.
- Năm 1075, mở khoa thi Nho học đầu tiên. Từ đây thi cử Nho học được coi là
một trong những cơ sở để tuyển lựa quan lại.
Không thấy sử chép về dân số nước ta dưới thời Lý. Tuy nhiên, lãnh thổ nước ta
từ năm 1069 có được mở rộng hơn. Năm này, Đại Việt đã đánh Chiêm Thành,
và gắn liền với thắng lợi của trận này, triều Lý đã chiếm của Chiêm Thành ba
châu: Địa Lí, Ma Linh (cũng viết là Minh Linh) và Bố Chính. Đối chiếu với bản
đồ hiện đại, ba châu này nay tương ứng với toàn bộ tỉnh Quảng Bình cộng với
một phần phía bắc của tỉnh Quảng Trị. Cộng với quy luật phát triển tự nhiên,
việc mở rộng lãnh thổ này ắt hẳn có làm cho dân số tăng nhanh hơn trước.
II - THẾ THỨ CÁC TRIỀU VUA THỜI LÝ
1 - Lý Thái Tổ (1010 - 1028)
- Họ và tên: Lý Công Uẩn.
- Vua sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974) tại chảu Cổ Pháp (nay là Bắc
Ninh).
- Thân sinh của vua không rõ tên, chỉ biết năm 1010, được vua tôn phong là
Hiển Khánh Vương, thân mẫu người họ Phạm, được tôn phong là Minh Đức
thái hậu. Tương truyền, thân mẫu của vua đi chơi ở chùa Tiên Sơn (Bắc Ninh),
đêm nghỉ lại, nằm mơ thấy đi lại với thần nhân mà sinh ra vua. Từ năm lên ba
tuổi, vua làm con nuôi của Lý Khánh Văn.
- Thời Lê Ngoạ Triều, vua từ chức Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, được thăng
đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Bởi chức này, sử cũ thường gọi vua là
Thân vệ.
- Vua lên ngôi tháng 10 năm Kỉ Dậu (1009), nhưng bắt đầu đặt niên hiệu riêng
từ 1010 nên sử vẫn thường tính năm đầu đời Lý Thái Tổ là năm 1010.
- Vua ở ngôi 18 năm, mất vì bệnh ngày 3 tháng 3 năm Mậu Thìn (1028), thọ 54
tuổi.
- Trong 18 năm làm vua, vua chỉ dùng một niên hiệu duy nhất là Thuận Thiên.
2 - Lý Thái Tông (1028 - 1054)
- Họ và tên: Lý Phật Mã, lại có tên khác là Lý Đức Chính, con trưởng của Lý