THẾ THỨ CÁC TRIỀU VUA VIỆT NAM - Trang 8

Nguyễn Khắc Thuần

Thế Thứ Các Triều Vua Việt Nam

Thư ngỏ của tác giả viết nhân dịp sách được tái bản

Năm Nhâm Thân, niên hiệu Thiệu Long thứ 15 (1272), quan giữ chức Quốc sử
viện giám tu, tước Nhân Uyên Hầu là bảng nhãn Lê Văn Hưu (1230-1322) đã
hoàn tất bộ chính sử đầu tiên của nước nhà là Đại Việt sử kí gồm tất cả 30
quyển. Sách dâng lên, vua Trần Thánh Tông (1258-1278) xuống chiếu đặc biệt
khen ngợi. Đại Việt sử kí nay đã thất truyền, nhưng ở thời Lê Sơ, sách vẫn còn
và được Ngô Sĩ Liên cùng các sử gia xuất chúng đương thời đánh giá rất cao.
Bởi được sự trân trọng và đánh giá cao như vậy, Đại Việt sử kí đã hoá thân, trở
thành một bộ phận của Đại Việt sử kí toàn thư.
Từ ấy, hơn bảy thế kỉ đã trôi qua…
Cùng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và cùng với sự nghiêm cẩn tích
luỹ kinh nghiệm trong nhiều đời, lịch sử sử học Việt Nam đã liên tục tiến được
những bước rất xa. Hàng ngàn công trình lớn nhỏ đã được biên soạn, hàng loạt
các dòng phát triển khác nhau của lịch sử đã được tập trung nghiên cứu… Ngày
nay, bên cạnh những bộ chính sử của quốc gia, chúng ta còn có lịch sử của các
địa phương, lịch sử của các ngành, lịch sử của các thành phần dân tộc… và cả
lịch sử sử học nữa. Sự phát triển mau chóng và mạnh mẽ đó đã từng bước đáp
ứng nhu cầu củng cố và nâng cao hiểu biết lịch sử của mỗi chúng ta.
Thói thường, trước bất cứ một vấn đề hay một sự kiện nào của lịch sử, ai ai
cũng có quyền đòi hỏi được cung cấp những thông tin thiết yếu như: ở đâu? lúc
nào? sự thể ra sao? Trả lời ở đâu, cũng có nghĩa là nói đến không gian của sự
kiện và vấn đề. Trả lời lúc nào, cũng có nghĩa là nói đến thời gian của sự kiện và
vấn đề. Trả lời sự thể ra sao, cũng có nghĩa là nói đến diễn biến cũng như nội
dung căn bản của sự kiện và vấn đề. Trong ba thông tin thiết yếu nói trên, thông
tin thứ hai thoạt trông ngỡ như rất đơn giản mà thực thì lại rất phức tạp.
Chúng ta đã quá quen với cách tính thời gian theo lịch: âm lịch và dương lịch,
phật lịch hoặc giả là lịch riêng của một số thành phần dân tộc ít người khác.
Nhưng, trong quá khứ, cha ông ta lại quen xác định thời điểm của các sự kiện và
vấn đề theo thế thứ và niên hiệu của các đời vua chính thống. Không ai viết là
năm 1010 mà lại viết là đời Lý Thái Tổ, năm Thuận Thiên nguyên niên, cũng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.