THẾ THỨ CÁC TRIỀU VUA VIỆT NAM - Trang 95

trận quyết chiến chiến lược kiệt xuất của Tây Sơn, cũng là trận phản ánh sự
hoàn tất của quá trình chuyển hoá “từ một đội quân nông dân thành một đội
quân dân tộc”.
- Ngay từ năm 1771, các lãnh tụ của phong trào Tây Sơn đã kết hợp một cách
khá hài hoà giữa nhiệm vụ lật nhào chế độ thống trị của giai cấp phong kiến với
nhiệm vụ xây dựng một hệ thống chính quyền mới. Từ năm 1778. lãnh tụ của
Tây Sơn đã xưng là hoàng đế và từ năm 1786 trở đi, Tây Sơn đã có ba hệ thống
chính quyền, quản lí ba vùng khác nhau của đất nước. Tuy đều là thành tựu
chung của một phong trào. nhưng ba hệ thống chính quyền của Tây Sơn có xu
hướng tách biệt nhau khá rõ nét. Bởi thực tế đó, chúng tôi tiến hành giới thiệu
thế thứ của chính quyền Tây Sơn theo từng khu vực một.

II - THẾ THỨ CÁC CHÍNH QUYỀN TÂY SƠN
1 - Nguồn gốc chung của anh em Tây Sơn
Năm 1655, lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong cuộc Trịnh – Nguyễn phân
tranh, chúa Nguyễn đã chủ dộng cho quân vượt biên giới sông Gianh, tấn công
vào lãnh địa của chúa Trịnh. Quân Nguyễn đã chiếm được một vùng đất rộng
lớn, gồm từ Nghệ An trở vào Nam, nhưng sau gần 5 năm, xét thấy không thể
giữ được, chúa Nguyễn lại cho rút quân về. Cùng với cuộc rút lui này, chúa
Nguyễn đã cưỡng ép rất nhiều dân cư Đàng Ngoài di cư vào Đàng Trong. Tổ
tiên của anh em Tây Sơn vốn người họ Hồ ở Hưng Nguyên (Nghệ An) là một
trong những nạn nhân của cuộc cưỡng ép di cư. Nay ở xã Hưng Thái, huyện
Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, vẫn còn một khu đất bằng phẳng, tương truyền đó
chính là khu mộ tổ của anh em Tây Sơn.
Vào Nam, tổ tiên của anh em Tây Sơn bị đưa về khu vực phía trên đèo An Khê.
Sau một thời gian khai hoang, họ đã góp phần tạo ra ấp Tây Sơn, gồm có ấp
Nhất, và ấp Nhì (hai đều thuộc huyện An Khê).
Vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, một người của họ Hồ là Hồ Phi Phúc đã di cư về
quê vợ của ông là thôn Phú Lạc, ấp Kiên Thành (nay thuộc xã Bình Thành,
huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Khu Gò Lăng ở xã này, tương truyền, chính là
nền nhà cũ của Hồ Phi Phúc. Sau một thời gian cư ngụ tại quê vợ, Hồ Phi Phúc
lại chuyển đến ở thôn Kiên Mĩ (một địa điểm cách thôn Phú Lạc không xa).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.