THẾ THỨ CÁC TRIỀU VUA VIỆT NAM - Trang 96

Từ lúc phải rời đất tổ là Nghệ An để vào Nam cho đến khi ba anh em Tây Sơn
chào đời, họ Hồ đã trải bốn thế hệ khác nhau. Họ đã sống ở bốn địa điểm khác
nhau là Hưng Nguyên, Tây Sơn, Phú Lạc và Kiên Mĩ. Đến đời thứ tư, không rõ
vì sao anh em Tây Sơn lại lấy theo họ mẹ là họ Nguyễn.
Anh em Tây Sơn có nguồn gốc nông dân, nhưng là nông dân khá giả và có được
học hành cả văn chương lẫn võ nghệ.
2 - Thế thứ chính quyền Nguyễn Nhạc
a - Nguyễn Nhạc (? - 1793)
- Nguyễn Nhạc là tên thật. Ngoài ra, ông còn có hai tên gọi khác, là ông Hai
Trầu. (vì có một thời ông làm nghề buôn trầu) và ông Biện Nhạc (vì có một thời
ông làm biện lại là chức dịch của một sở tuần ti, tương tự như nhân viên thu
thuế).
- Con trưởng của ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.
- Nguyễn Nhạc sinh năm nào không rõ, chỉ biết ông lớn hơn em là Nguyễn Huệ
khoảng mười tuổi. Có người phỏng đoán ông sinh năm 1743.
- Năm 1771, ông là người khởi xướng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Năm 1773, ông xưng là Tây Sơn Đệ Nhất trại chủ.
- Tháng 3 năm 1776, xưng là Tây Sơn Vương, đóng đô ở thành Đồ Bàn (ngày
nay thuộc tỉnh Binh Đinh).
- Năm 1778, lên ngôi hoàng đế, dặt niên hiệu là Thái Đức, từ đó, đổi gọi thành
Đồ Bàn là thành Hoàng Đế.
- Năm 1786, xưng là Trung ương hoàng đế và dời đô về Quy Nhơn.
- Mất năm 1793 vì bệnh.
b - Nguyễn Bảo
- Con của Nguyễn Nhạc, sinh và mất năm nào không rõ.
- Nối ngôi cha năm 1793.
- Sau, Quang Toản (con của Quang Trung) đánh chiếm hết đất, chỉ phong cho
Nguyễn Bảo là Hiếu Công, cho thu thuế huyện Phù Li làm lương ăn.
3 - Thế thứ chính quyền Nguyễn Huệ
a - Nguyễn Huệ (1753 - 1792)
- Con thứ ba của ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng. Nguyễn Huệ còn có
tên gọi khác là Nguyễn Văn Thơm và Nguyễn Văn Bình. Đương thời, dân địa
phương thường gọi là ông Ba Thơm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.