NAM TRÂN
Chính tên là Nguyễn Học Sỹ. Sinh ngày 15 février 1907 ở làng Phú Thứ Thượng, huyện Đại Lộc (Quảng Nam). Học chữ Hán đến 12
tuổi và đã tập làm những lối văn trường ốc. Sau học trường Quốc học Huế, trường Bảo hộ Hà Nội. Có bằng tú tài bản xứ. Hiện làm tham
tá tòa Khâm xứ Huế.
Đã đăng thơ: An Nam tạp chí Phong hóa, Tràng An.
Đã xuất bản: Huế Đẹp và Thơ, tập đầu (1939).
Huế đẹp, Huế nên thơ. Ai chẳng nói thế? Ai chẳng thấy thế? Nhưng sao hình ảnh Huế trong thi
ca lại tầm thường thế? Có lẽ cảnh Huế quá huyền diệu, quá mơ màng không biết tả thế nào cho
thoát sáo. Cũng có lẽ ngắm cảnh Huế, người ta khó tránh được cái buồn vơ vẩn nó là khí vị riêng
của xứ này và lòng người ta không đủ thản nhiên để ghì lấy hình sắc riêng của mỗi uật.
Kể có ít câu của Thu Hồng và hai câu này của Quỳnh Dao cũng được:
Một hàng tôn nữ cười trong nón,
Sống mở lòng ra đón bóng yêu.
Nhưng tả cảnh Huế chưa ai bằng Nam Trân. Nam Trân không rơi vào khuôn sáo là vì người
không mơ màng cũng không buồn vơ vẩn. Ở Huế mà ghét Nam ai, nội chừng ấy cũng đã lạ
[87]
.
Người chỉ thản nhiên nhìn cảnh vật chung quanh và ghi lại bằng những nét già giặn.
Thơ Nam Trân thường mỗi bài là một bức tranh nhỏ trong ấy thế nào cũng có ít điều nhận xét
đặc sắc. Thỉnh thoảng người cũng ghép vào trong cảnh một ít tình. Nhưng dầu người có nói đến
tình yêu, lời thơ vẫn mực thước, vẫn không mất vẻ thản nhiên. Điều ấy thấy ngay ở bài đầu quyển
Huế, Đẹp và Thơ
[88]
; một mẩu cảnh xinh xinh, một chút tình phảng phất trong những vần nhịp
nhàng và lặng lẽ như dòng Hương thủy trong veo. “Sóng lòng” thi nhân có xao động cũng chỉ
trong khoảnh khắc như mặt nước sông kia mà thôi. Y thơ nhẹ nhàng, điệu thơ uyển chuyển. Ta nên
để ý bài này sáu câu trên thất ngôn mà bốn câu dưới lục bát. Thất ngôn tả vẻ thản nhiên của người