BÍCH KHÊ
Chính tên là Lê Quang Lương. Quê quán: Thu Xà (Quảng Ngãi).
Đã đăng thơ: Tiếng dân, Tiểu thuyết thứ năm, Người mới, (ký Lê Mộng Thu hoặc Bích Khê).
Đã xuất bản: Tinh huyết (1939)
Tôi đã gặp trong Tinh huyết những câu thơ hay vào bực nhất trong thơ Việt Nam:
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.
hay mấy câu này trong bài “Tranh lõa thể”:
Dáng tầm xuân uốn trong tranh Tố Nữ,
Ô tiên nương! Nàng lại ngự nơi này?
Nàng ở mô? Xiêm áo bỏ đâu đây?
Đến triển lãm cả tấm thân kiều diễm.
Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm?
Nàng là hương hay nhan sắc lên hương?
Mắt ngời châu rung ánh sóng nghê thường;
Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc.
Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc,
Vài chút trăng say đọng ở làn môi.
Mấy câu ấy đã được Hàn Mặc Tử phẩm bình bằng những lời xứng đáng; “Thi sĩ Bích Khê là
người có đôi mắt rất mơ, rất mộng, rất ảo, nhìn, vào thực tế” thi sự thực sẽ thành chiêm bao, nhìn
vào chiêm bao lại thấy xô sang địa hạt huyền diệu... Ở “Tranh lõa thế”, sự trần truồng dâm đãng
đã nhường lại cho ý vị nên thơ của hương, của nhạc, của trăng, của tuyết. Quả nhiên là một sự
không khen, thanh tao quá đến ngọt lịm cả người và cả thơ
[109]
Vừa bước vào đã thấy vàng ngọc sáng ngời như thế, ai không tin đây là biệt thự một nhà triệu
phú. Huống chi chủ nhân còn nói: “Không, quý gì những vật mọn ấy! Kho tàng của tôi chính ở
trong mấy phòng kia”
[110]
Nhưng tôi chưa thể nói nhiều về Bích Khê. Tôi đã đọc không biết mấy chục lần bài Duy
Tân
[111]
. Tôi thấy trong đó có những câu thật đẹp. Nhưng tôi không dám chắc bài thơ đã nói hết
cùng tôi những nỗi niềm riêng của nó. Hình như vẫn còn gì nữa...
Còn các bài khác hoặc chưa xem hoặc mới đọc có đôi ba lần. Mà thơ Bích Khê, đọc đôi ba lần
thì cũng như chưa đọc.
Novembre 1941