THI NHÂN VIỆT NAM - Trang 175

THÁI CAN

Sinh ngày 22 Octobre 1910 ở Văn Lâm, phủ Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Học trường phủ, trường Vinh, trường Bảo hộ, trường Thuốc Hà Nội. Tốt nghiệp y khoa bác sĩ năm 1940, hiện ở nhà học chữ Hán và

làm thơ chữ Hán.

Thơ Thái Can phần nhiều đã đăng ở Phong hóa, Tiểu thuyết thứ bẩy, Hanoi báo, Văn học tạp chí 1935. Những bài thơ đầu (ký

Th.C) đã in trong quyển Những nét đan thanh, Ngân Sơn Tùng thư, Huế, xuất bản năm 1934.

Tôi đã cố đọc đi đọc lại thơ Thái Can để mong tìm lại cái say sưa ngày trước. Nhưng lòng tôi cứ

dửng dưng. Sao bây giờ tôi thấy thơ Thái Can sáo quá mà những thiếu nữ trong thơ Thái Can thì
hầu hết ẻo lả đến khó chịu. Nhất là những nụ cười. Những nụ cười sao mà vô duyên, mà trơ trẽn
thế!

Thơ Thái Can vẫn như trước. Dễ lòng tôi đã khác xưa? Một người thơ cũng như một người tình,

yêu đó rồi bỏ đó sao cho đành. May thay tôi vẫn có thể thích được năm bảy bài. Kể những bài đó
đều phỏng theo lối thơ xưa. Chữ dùng cũng xưa. Nhưng có cái gì bảo ta rằng ở đây có một người
khóc cười thật, ở đây không còn cái thói khóc gượng cười vờ nó vẫn lưu hành trên sân khấu tuồng
cổ và trên thi đàn Việt Nam khoảng vài mươi năm trước.

Khóc bạn, Nguyễn Khuyến viết:

Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua, không phải không tiền không mua.

Câu thơ nghĩ, đắn đo không viết:

Viết đưa ai, ai biết mà đưa.

Giường kia treo những hững hờ,

Đàn kia gảy những ngẩn ngơ tiếng đàn.

Tôi tưởng đó toàn là chuyện bịa. Nguyễn Khuyến hẳn không treo giường để chờ người bạn họ

Dương đã đành. Cả cái chuyện thơ rượu cũng bịa nốt. Ba năm không gặp nhau

[118]

chắc Nguyễn

Khuyến vẫn thơ rượu như thường, thơ rượu nào cần phải có Dương Khuê. Nhưng chuyện không
thực mà tình thực, chuyện mượn người xưa, mà tình là tình Nguyễn Khuyến.

Thái Can cũng mượn những chữ sẵn của người xưa nhưng người đã gửi được nỗi Vong mình

trong đó. Khi ta đọc những câu:

Vó ngựa trập trùng lên ải Bắc;

Tuyết sương lạnh lẽo giá râu mày!

Gươm thiêng lấp lánh bên lưng nhẹ,

Ngựa hí vang lừng trận gió may.

ta thấy trong những câu thơ này, cũng như trong lời ngâm của Nguyễn Khuyến, mối cảm của thi

nhân đã phát lộ ra bằng những âm thanh, bằng một lối nhịp nhàng riêng.

Thơ Thái Can nhạc điệu không có nhiều lối và cũng chỉ nằm trong khuôn khổ thơ thất ngôn,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.