THI NHÂN VIỆT NAM - Trang 274

Có lẽ bạn đương chờ những bài nghiên cứu vô tư và khách quan. Bạn cũng sẽ thất vọng. Vô tư thì tôi

đã vô tư hết sức, nhưng khách quan, không. Tôi vẫn có thể vờ bộ khách quan và mặc cho những ý riêng
của tôi cái lốt y phục của mọi người. Nhưng việc gì phải khổ thế? Chạy đi đâu cũng không thoát cái tôi
thì tôi cứ là tôi vậy. Hay dở tính trời..

*

Có một lần viết về lịch sử phong trào thơ mới, tôi đã định bặm miệng - y như những nhà học giả tập

sự. Nhưng chỉ được vài trang, vui buồn lại cứ theo ngòi bút hiện lên trang giấy. Tôi dửng dưng sao
được? Tôi đã sống trong lòng thời đại. Kể lịch sử thời đại làm sao có thể không nhớ lại những năm
vừa qua trong đời tôi. Cũng như nói về các nhà thơ tôi thích làm sao lời nói của tôi không đượm chút
bâng khuâng lúc xem thơ.

Bạn sẽ lấy làm lạ sao tôi lại có thể thích những lối thơ trái hẳn nhau: Nguyễn Nhược Pháp với Chế

Lan Viên, Thái Can với Xuân Diệu? Chính tôi cũng lấy làm lạ. Nhưng sự thực là thế: Sự thực khi xem
Nguyễn Nhược Pháp tôi không còn nhớ Chế Lan Viên; và khi xem Thái Can tôi đã quên hẳn Xuân
Diệu. Giá thử tôi chỉ thích một lối thơ thì “phải lẽ” hơn. Nhưng muốn cho “phải lẽ”, tôi phải giết một
nửa lòng tôi. Tôi không nỡ.

*

Những thơ ra đời trong mười năm nay đã nhiều lại nhiều khuynh hướng. Tôi cố đưa một tí trật tự

vào chỗ vốn chẳng có trật tự gì. Tôi chia làm ba dòng: dòng Pháp, dòng Đường và dòng Việt. Ấy cũng
là liều. Tôi đã phân vân nhiều lắm trước khi làm liều như vậy. Bởi người ta có thể tìm thấy trong làng
thơ những xóm như:

Xóm sông Thương: Bàng Bá Lân, Anh Thơ.

Xóm Tự Lực: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận.

Xóm Phương Đông: Lưu Trọng Lư, Thái Can...

Xóm Huế: Phan Văn Dật, Nam Trân, Nguyễn Đình Thư...

Xóm Bình Định: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên...

Xóm Hà Tiên: Đông Hồ, Mộng Tuyết...v.v...

Nhưng trong các xóm dần ngụ cư nhiều quá không có gì thuần nhất. Và đã chia xóm, rồi lại phải đặt

“trùm xóm”, cũng lôi thôi.

*

Tôi chợt thấy từ trước đến nay tôi không gọi các thi sĩ bằng ông. Tôi biết nói thế nào cho trôi sự xấc

xược ấy. Chỉ có một điều rõ là nếu tôi gọi Thế Lữ chẳng hạn, bằng ông, tôi sẽ bớt yêu “Mấy vần thơ
nhiều lắm. Như có ai lấy làm khó chịu vì cách xưng hô ấy, tôi đành xin lỗi vậy. Luôn thể tôi cũng xin
lỗi vì đã tự tiện bỏ hầu hết những lời đề tặng trên các bài thơ. Trong một quyển hợp tuyển những lời ấy
sẽ thành vô nghĩa. Tôi chỉ giữ lại những lời đề tặng cần phải có mới hiểu được ý thơ. Dám mong sẽ
chẳng ai bắt bẻ gì vì chỉ trong chuyện này chính tôi cũng đã phải... hy sinh chút ít.

*

Một quyển sách nói về thơ Việt mà mở ra không nhắc đến Nguyễn Du tôi thấy như một sự bội bạc.

Nghĩ thế tôi muốn tìm một câu gì trong truyện Kiều để in lên đầu sách. Sự tình cờ xui tôi nhớ lại câu:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.