như bài “Tiếng địch sông Ô” tả bước đường cùng của Hạng Tịch
[64]
. Chưa bao giờ thi ca Việt
Nam có những lời hùng tráng như trong tác phẩm của người thiếu niên hiền lành và xinh trai ấy.
Hãy nghe Hạng Tịch than:
Nén đau thương, vương ngậm ngùi sẽ kể
Niềm ngao ngán vô biên như trời bể.
Ổi! Tấm gan bền chặt như Thái Sơn.
Bao nhiêu thu cay đáng chẳng hề sờn!
Ối! Những trận mạc khiến “trời long đất lở!”
Những chiến thắng tưng bừng! Những vinh quang rực rỡ!
Ôi! Những võ công oanh liệt chốn sa trường!
Những buổi tung hoành, lăn lộn trong rừng thương!
Những tướng dũng bị đầu văng trước trận...!
Nhưng, than ôi! Vận trời khi đã tận,
Sức “lay thành nhổ núi” mà làm chi?
Hơi văn mà đến thế thực đã đến bực phi thường. Anh hùng ca của Victor Hugo tưởng cũng chỉ
thế. Giữa cái ẻo lả, cái ủy mị của những linh hồn đương chờ sa ngã, thơ Huy Thông đã ồ ạt đến
như một luồng gió mạnh. Nó lôi cuốn bừa đi. Người xem thơ ngạc nhiên và sung sướng vì thấy
mình vẫn còn đủ tráng khí để buồn cái buồn Hạng Tịch.
Chỉ tiếc rằng Huy Thông, người anh hùng trong mộng tưởng ấy, lại cũng là một người thiếu niên
khao khát yêu đương và rất lễ phép với đàn bà. Có khi vô tình người đã phác họa Hạng Tịch theo
hình ảnh của mình. Đã dành Hạng Tịch mê Ngu Cơ, đã đành ái tình không chia kim cổ, nhưng tình
yêu của Hạng Tịch hẳn phải thế nào chứ!
Août (1941)
ANH NGA
Niềm ái ân chưa được biết bao giờ,
Ta vừa biết phút giây trong giấc mộng
Mà mộng nọ, than ôi! Còn đâu bóng!
Ta gục đầu thổn thức nhớ điệu đàn
Và âm thầm tưởng tiếc bóng đêm tan.
HUY THÔNG
(Tỳ bà văng vẳng)
Các vai: ANH NGA; NGÂN SINH
Một tiếng ca nơi xa xa