Tuy vậy, để việc Giác ngộ trở nên vững chắc thì cần phải thực hiện 2
hoạt động thiết yếu nữa:
Swadhyaya
Satjana Sangatya
Chỉ có tâm trí được thuần hóa tốt mới có thể có được Swadhyaya – nghĩa
là đọc đúng sách tâm linh, và Satjana Sangatya – nghĩa là gặp đúng người.
Swadhyaya – đọc đúng sách tâm linh
Satjana Sangatya – gặp đúng người
Không đọc đúng sách và không tiếp xúc đúng người thì Giác ngộ sẽ
không trưởng thành được.
Giác ngộ nghĩa sâu xa hơn có nghĩa là:
Không oán thán bất cứ điều gì
Không phí phạm thời gian
Chúng ta không tồn tại trên Trái đất này để mà oán thán. Cho dù hoàn
cảnh có thế nào, thành công hay chẳng thành công, thì chúng ta ở đây là để
vui sống và tận hưởng hạnh phúc.
Vui sống là kết quả tự nhiên khi ta hiểu rằng mọi thứ gọi là “thất bại”
thật ra chẳng gì hơn ngoài một bước trung gian đến thành công sau này.
Điều duy nhất ta cần tránh là “hối tiếc”. Hối tiếc là ta đang tiêu tốn năng
lượng quá đáng vào quá khứ – một thứ đã vĩnh viễn qua đi. Mỗi hối tiếc là
một sai lầm lớn. Ta có thể phạm lỗi – lỗi lầm là tự nhiên mà! – nhưng
không nên mãi chìm đắm trong hối tiếc.
Thứ hai, nên sử dụng mỗi giây phút hiện tại một cách sáng tạo và hiệu
quả nhất.
Tỉnh thức – bước thứ ba
Những người Giác ngộ đều nhận thức sâu sắc về mọi thứ xung quanh
trong mọi khoảnh khắc, mọi hoàn cảnh.