kinh nghiệm, tránh xa chủ trương lý thuyết hóa. Ngày nay, y học đã tiến bộ
hơn nhiều - nhưng nhiều thể loại tri thức lại không được như thế
Bằng chứng
Với cơ chế tư duy mà tôi gọi là chủ nghĩa thực nghiệm ngây thơ, chúng
ta thường có xu hướng tìm kiếm những ví dụ nào có thể chứng thực cho
câu chuyện hay tầm nhìn của mình về thế giới - những ví dụ này rất dễ tìm.
Nhưng hỡi ôi, với công cụ và những kẻ ngốc trong tay thì mọi thứ đều rất
dễ tìm. Bạn có thể lấy những ví dụ trong quá khứ để chứng thực cho lý
thuyết của mình và xem chúng như bằng chứng. Chẳng hạn, một nhà ngoại
giao sẽ giới thiệu với bạn “những thành tựu” mà ông ta đã đạt được chứ
không phải những thất bại. Các nhà toán học sẽ cố thuyết phục bạn rằng
môn khoa học của họ giúp ích nhiều cho xã hội bằng cách chỉ ra những
trường hợp mà toán học chứng minh được tính hữu dụng của nó chứ không
phải những trường hợp gây lãng phí thời gian, hoặc, tệ hơn, nhiều ứng dụng
toán học lại khiến xã hội phải trả giá (tốt bởi những lý thuyết toán tao nhã
thường mang bản chất phi kinh nghiệm chủ nghĩa rất cao.
Thậm chí, khi kiểm tra một giả thuyết, chúng ta vẫn có xu hướng tìm
kiếm những trường hợp mà giả thuyết ấy được chứng minh là đúng. Dĩ
nhiên, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy sự chứng thực; tất cả những gì cần
làm là tìm kiếm, hay thuê một nhà nghiên cứu làm hộ phần việc này. Tôi có
thể tìm thấy sự chứng thực ở mọi thứ, hệt như cách một tài xế tắc-xi thạo
nghề tại Luân Đôn dựa vào lưu lượng giao thông để tăng cước phí, thậm
chí vào ngày lễ.
Một số người nghiên cứu sâu hơn và cung cấp cho tôi ví dụ về những
biến cố mà chúng ta đã có thể đoán trước với một mức độ thành công nhất
định - thú thật là có rất ít biến có như thế, giống như việc đưa người lên mặt
trăng hay tăng trưởng kinh tế của thế kỷ 21. Một người có thể làm thấy
nhiều “phản bằng chứng” chống lại các quan điểm trong cuốn sách này,
“phản bằng chứng” tốt nhất chắc hẳn phải là nhận định: báo chí rất xuất sắc
trong việc dự đoán lịch chiếu phim và lịch biểu diễn tại các nhà hát. Nghe