mới (serial entrepreneurship). Do đó, tôi kịch liệt chỉ trích “thái độ hoài
nghi vô ích”, một kiểu hoài nghi hoàn toàn không có ý nghĩa gì với chúng
ta và tương phản với các vấn đề ngôn ngữ mang nặng tính lý thuyết - điều
đã khiến cho đại bộ phận triết học hiện đại trở nên không phù hợp với
những gì được gọi một cách mỉa mai là “đại chúng”. (Trong quá khứ, bất
chấp hậu quả thế nào, những nhà triết học và nhà tư tưởng hiếm hoi vốn
không thể tự đúng vững thường phụ thuộc vào sự ủng hộ của người bảo trợ.
Ngày nay, các viện sĩ trong các ngành trừu tượng cũng dựa vào ý kiến của
nhau mà không kiểm tra từ thực tế bên ngoài, và đôi khi gây ra hậu quả hết
sức nghiêm trọng là biến các mục tiêu theo đuổi của họ thành các cuộc
tranh tài thiển cận nhằm phô diễn kiến thức. Dù có khiếm khuyết gì thì hệ
thống cũ đó ít nhất cũng thực thi được một tiêu chuẩn thích đáng nào đó).
Triết gia Edna Ullmann-Margalit phát hiện ra một mâu thuẫn trong cuốn
sách này và yêu cầu tôi chỉnh sửa cách dùng hình ảnh ẩn dụ Thiên Nga Đen
để mô tả những gì con người không biết, trừu tượng, bất định và mơ hồ - ví
dụ như quạ trắng, voi hồng hay sự biến mất của cư dân một hành tinh xa
xôi quay quanh hệ Tau Ceti. Quả thật, nhà triết gia này đã bắt đúng chỗ sai
của tôi. Có một mâu thuẫn ở đây; cuốn sách này là một câu chuyện, tôi
thích dùng những chuyện kể và đoản văn để minh họa cho tính cả tin cũng
như sở thích của chúng ta trước các câu chuyện và sự cô đọng nguy hiểm
của những bài trần thuật.
Muốn thay thế một câu chuyện, bạn cần một câu chuyện khác. Các hình
thái ẩn dụ và chuyện kể tỏ ra có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn nhiều so với
ý tưởng, chúng cũng dễ nhớ và thú vị đối với người đọc. Nếu phải theo
đuổi cái mà mình gọi là các quy tắc trần thuật, công cụ tốt nhất của tôi
chính là một bài trần thuật.
Ý tưởng đến rồi đi, chỉ có câu chuyện là ở lại.
ĐIỂM CHÍNH YẾU