có khả năng tồn tại cao nhất. Đồng thời cũng hãy nhớ lại chú thích về khám
phá của Ferguson ở Chương 1 rằng thị trường không phải là nơi giỏi dự
đoán về chiến tranh. Nói chung, không ai có thể dự đoán tốt về bất cứ điều
gì.
Xỉn lỗi vì đã nói như thế.
e. Yogi Berra., triết gia vĩ đại về sự bất định, đã từng nói, “Có những
người mà nếu họ không biết gì thì bạn cũng không thể kể cho họ biết
được”. Đừng lãng phí thời gian tranh cãi với các nhà dự đoán, các nhà
phân tích chứng khoán, các chuyên gia kinh tế, và các nhà khoa học xã hội,
ngoại trừ để chơi khăm họ. Khá dễ để lôi họ ra làm trò cười, và nhiều
người rất dễ nổi cáu. Chẳng ích gì khi phải đi loan báo về khả năng không
thể dự đoán: mọi người sẽ tiếp tục tự đoán một cách ngu ngốc, đặc biệt khi
họ được trả tiền để làm thế, và bạn không thể nào ngăn cản được những trò
lừa bịp đã được thể chế hóa đó. Nếu lúc nào đó cần phải chú ý đến một dự
đoán, hãy luôn nhớ rằng độ chính xác của dự đoán đó sẽ sụt giảm nhanh
chóng theo thời gian.
Nếu bạn nghe một nhà kinh tế “xuất chúng” nào sử dụng từ trạng thái
cân bằng hay phân phối chuẩn (hay phân phối theo đường cong Gauss),
đừng thèm tranh luận; hoặc là lờ đi. Hoặc là tìm cách bỏ một con chuột vào
áo sơ mi của ông ta.
Sự bất cân xứng vĩ đại
Tất cả những gợi ý này đều có một điểm chung: bất cân xứng. Hãy đặt
mình vào những tình huống nơi có nhiều kết quả thuận lợi hơn bất lợi. Thật
ra, khái niệm về các kết quả bất cân xứng là ý nghĩa trung tâm của cuốn
sách này: Tôi sẽ không bao giờ biết được những điều chưa biết và, theo
định nghĩa, nó là điều không ai biết. Tuy nhiên, tôi luôn có thể đoán được
mức độ ảnh hưởng của nó đối với mình, và cần phải dựa vào đó để đưa ra
các quyết định.
Ý tưởng này thường bị gọi nhầm thành Thuyết đánh cược Pascal của nhà
triết học và toán học duy lý Blaise Pascal. Ông trình bày nó như sau: Tôi