THIỀN SƯ VIỆT NAM - Trang 286

Thiền sư PHẬT Ý LINH NHẠC

(1725 - 1821)

VỚI CHÙA SẮC TỨ TỪ ÂN VÀ CHÙA QUỐC ÂN KHẢI TƯỜNG

Hiện chưa biết về quê quán của Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc, có lẽ quê ở dinh Trấn

Biên (tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa sau này). Tài liệu ở chùa Đại Giác cho biết: Thiền sư Phật Ý
tịch năm Tân Tỵ (1821) thọ chín mươi bảy tuổi, như vậy là sanh năm Ất Tỵ (1725).

Thiền sư Linh Nhạc Phật Ý qui y thọ giáo với Hòa thượng Thành Đẳng Minh

Lượng chùa Đại Giác tại Đại phố Đồng Nai, dinh Trấn Biên (cù lao Phố, xã Hiệp Hòa,
thành phố Biên Hòa ngày nay).

Năm Giáp Ngọ (1744), chúa Võ vương tổ chức lãnh thổ Đàng trong thành một

nước riêng biệt, coi như ngang hàng với Đàng ngoài chớ không chịu thần phục vua Lê,
chúa Trịnh ở Đàng ngoài nữa. Chúa đã cho mở rộng lãnh thổ Đàng trong, phát động
phong trào di cư đông đảo đến huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn của phủ Gia Định, tức
vùng đất Sài Gòn - Gia Định sau này. Dân chúng từ các địa phương miền Trung nước
Việt và vùng Đồng Nai di chuyển đến huyện Tân Bình.

Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc vâng lời thầy, theo lớp người dân từ Đồng Nai xuống

huyện Tân Bình, trong đó có cả người Việt và người Hoa. Trên đường đi, Thiền sư Linh
Nhạc gặp một Tăng sĩ cùng lứa tuổi (hiện chưa biết rõ pháp danh và tông phái) kết làm
huynh đệ và cùng nhau đến làng Tân Lộc lo khai phá rừng, cất am tranh tu hành và cùng
với dân chúng khai khẩn ruộng đất canh tác. Hai huynh đệ chia phiên nhau: cứ nửa tháng ra
làm ruộng rẫy, đốn củi, hái rau, trái cây về ăn, nửa tháng sau ở nhà lo sửa sang am thờ Phật,
đóng bàn ghế, tủ thờ... đêm đến hai huynh đệ cùng nhau tọa thiền tụng kinh, học thêm kinh
sách Phật giáo.

Người dân di cư sống xa quê hương, ở vùng đất mới hoang vắng giữa rừng rậm

đầy thú dữ, rắn rít độc... Ban ngày lo khai phá ruộng đất ở giữa rừng, vừa mệt nhọc vừa
sống trong cảnh bất trắc trước những tai họa do ác thú gây ra (cọp beo ăn thịt, rắn độc
cắn, cá sấu ăn...), đêm đến sống trong cảnh âm u hoang vắng giữa vùng rừng rậm, con
người cảm thấy quá bé nhỏ giữa thiên nhiên rộng lớn bao la. Trước những tai họa do ác
thú gây ra, hoặc tai nạn lao động (cây đè chết chóc, gẫy tay chân...), hoặc bệnh hoạn chết
chóc vì khí thiêng nước độc... làm cho con người thấy rõ được sự vô thường của cuộc
đời, nay còn mai mất, sự thay đổi của cuộc đời và thỉnh thoảng lại gặp những sự việc hay
hiện tượng huyền bí, mầu nhiệm... con người cảm thấy cần đến sự an ủi tinh thần và cần
đến sự hộ trì của Trời Phật, của những đấng vô hình, nên họ tìm đến chùa chiền và các
Tăng sĩ Phật giáo để nhờ an ủi, cầu nguyện... Vì vậy, dân chúng trong vùng mới đến am
tranh của Thiền sư Linh Nhạc để cầu nguyện, nghe thuyết giảng về Phật pháp, tụng kinh
lễ sám, nhất là những ngày 14, rằm, 30, mùng 1 âm lịch (sóc, vọng).

Sau đó, khi cuộc sống tạm ổn định, người bạn đạo của Thiền sư Linh Nhạc cũng

cất thêm một am tranh mới, cách am tranh cũ vài trăm thước để thuận tiện cho việc tu
hành.

Sau hơn mười năm lao động vất vả, cuộc sống của người dân di cư được ổn định,

khai khẩn trồng trọt đã thu hoạch được hoa lợi, cuộc sống người dân thoải mái hơn, nên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.