THIỀN SƯ VIỆT NAM - Trang 305

Môn Trường Hàng Luật: Tỳ-ni Sa-di Oai Nghi Cảnh Sách” hay “Tỳ-ni Nhật Dụng Yếu
Lược” bằng chữ nôm (lúc đó chữ nôm còn được coi là chữ quốc ngữ của Việt Nam, còn
chữ quốc ngữ viết theo mẫu tự La Tinh hiện tại chưa được thông dụng).

Sau mấy năm công phu chú giải, hiệu đính và khắc in, bộ sách “Tỳ-ni Nhật Dụng

Yếu Lược” được in phổ biến vào năm Giáp Ngọ (1894).

Trong công trình in bộ sách này, Thiền sư Hoằng Ân nhờ Thiền sư Đạt Lý Huệ

Lưu trụ trì chùa Huê Nghiêm (Thủ Đức) phụ giúp phần sao chép để khắc vào bản gỗ.
Việc khắc bản gỗ và in bộ sách này được thực hiện ngay tại chùa Giác Viên, thợ khắc và
thợ in được nuôi ăn ở tại chùa này

(1)

.

Sau khi bộ luật Trường Hàng “Tỳ-ni Nhật Dụng Yếu Lược” được in phổ biến,

chư Tăng ở khắp nơi gởi thơ về chùa Giác Viên ca tụng, Thiền sư Hoằng Ân mời chư
Tăng về họp ở chùa Giác Viên để thảo luận về bộ sách luật này. Chư Tăng trong cuộc
họp này đề nghị dùng bộ sách đó làm sách giáo khoa sơ cấp trong giáo trình dạy đạo ở
các chùa thuộc các tỉnh Nam Kỳ. Chư Tăng trong cuộc họp cũng đồng ý: các chú Đạo,
chú Tiểu mới tu học ở chùa phải học thuộc lòng bộ sách này. Đồng thời, trong các “Đàn
truyền giới” (trường Hương, trường Kỳ), dùng bộ luật này làm đề tài khảo thí.

Năm Mậu Tuất (1898), Thiền sư Minh Vi Mật Hạnh thị tịch tại chùa Giác Lâm,

thọ bảy mươi mốt tuổi, Thiền sư Hoằng Ân cho lập tháp thờ tại khuôn viên chùa Giác
Viên và lập long vị thờ ở hai chùa Giác Lâm và Giác Viên.

Năm Kỷ Hợi (1899), Thiền sư Hoằng Ân lo trùng tu chùa Giác Viên, giao cho đệ

tử là Như Lợi đứng ra cùng Tăng chúng hai chùa Giác Lâm và Giác Viên tu sửa. Lần
trùng tu này, Thiền sư Hoằng Ân cho sửa đổi hẳn cách kiến trúc và làm rộng lớn hơn.

Công việc trùng tu chùa Giác Viên được thực hiện hơn ba năm mới xong, lễ lạc

thành vào năm Nhâm Dần (1902).

Năm Quý Mão (1903), Thiền sư Như Nhu Chân Không tịch, Hòa thượng Hoằng

Ân cử Thiền sư Như Phòng Hoằng Nghĩa thay thế trụ trì chùa Giác Viên và Thủ tọa Như
Lợi trụ trì chùa Giác Lâm, Hòa thượng Hoằng Ân lập một cái am riêng ở hai chùa (vị trí
là đồn Nguyễn Văn Cự sau này), gọi là am Giác Đế.

Năm Ất Tỵ (1905), Hòa thượng Hoằng Ân nhận thấy hai đệ tử của mình là Như

Phòng và Như Lợi có đủ khả năng hành đạo và tổ chức cùng gánh vác việc trụ trì hai
chùa Giác Lâm và Giác Viên nên Hòa thượng quyết định vân du hoằng hóa trong vài
năm. Hòa thượng cho hai đệ tử biết là Hòa thượng sẽ đi vân du các tỉnh để tìm thêm thiện
tri thức, tìm hiểu về căn cơ hành đạo của Phật tử bốn phương, thỉnh thoảng Hòa thượng
sẽ về thăm chùa.

Hòa thượng Hoằng Ân một mình, một y một bát vân du về miền tây Nam Kỳ. Đi

đến đâu, Hòa thượng tạm ngụ ở các chùa. Sư trụ trì nào biết Hòa thượng thì vui mừng
tiếp đón và giữ Hòa thượng ở lại, cho triệu tập bổn đạo đến viếng và thỉnh Hòa thượng
thuyết pháp. Có chùa, Sư trụ trì không biết Hòa thượng thì tiếp đãi lơ là, bỏ Ngài ở chùa,
họ lo “đi đám” (ứng phú). Khi nào biết đi đám (cầu siêu, cầu an, trai tăng...), Hòa thượng
Hoằng Ân cũng xin đi theo phụ tụng kinh, không nhận tiền công đức.

(1)

Sau khi hoàn thành việc in bộ luật này, có hai cư sĩ là đệ tử của Hòa thượng Hoằng Ân cúng dường tiền

công và chi phí ăn uống của thợ khắc bản và thợ in.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.