Đầu tiên, Hòa thượng Hoằng Ân xuống Mỹ Tho, ở đó suốt mấy tháng. Hòa
thượng có thái độ giao tiếp bình đẳng, khoan hòa, làm cho hầu hết mọi người đều coi
Ngài như một vị Sư tầm thường như các sư khác, đến chừng biết được tài đức của Ngài,
họ càng kính trọng.
Có một lần, Hòa thượng đến tạm ngụ tại một chùa nhỏ ở Mỹ Tho, vị Trụ trì này
không biết; vị Sư này đi đám tang của một Phật tử là vợ của ông Hương chủ trong làng.
Đám ma nhà giàu, kéo dài trong bốn, năm ngày mới chôn. Khi ăn cơm vị Sư ứng phú đó
ăn mặn, Hòa thượng Hoằng Ân ăn chay, người nhà dọn một bàn ăn hai mâm cơm, một
chay, một mặn; mâm đồ chay quá sơ sài, Hòa thượng ăn không đủ, chủ nhà rầy mấy
người làm bếp: chỉ có một người ăn mà nấu không đủ. Người làm bếp quýnh lên. Ngài
nghe xầm xì như thế nên nói: Bao nhiêu cũng đủ, bao nhiêu cũng thiếu. Xong Ngài cười
và uống nước.
Trong số người dự bữa đó có bà Hội đồng, bà về nhà kể chuyện vị Sư ăn chay cho
chồng nghe. Ông Hội đồng nghe lạ, bảo người vợ tả lại hình dáng vị Sư. Sau khi nghe
xong, ông Hội đồng nghi là Hòa thượng Hoằng Ân, nên nói: Chắc ông sư đó là bổn sư
của tôi, mấy năm nay mải lo làm ăn không có dịp lên thăm thầy, bữa nay thầy đi đâu mà
lại đến đám ma ăn cơm. Ông Hội đồng vội vàng đến đám xem có phải Hòa thượng bổn
sư của mình không, để thỉnh về nhà mình nghỉ ngơi cho đủ tiện nghi.
Ông Hương chủ thấy ông Hội đồng đến, lật đật ra sân đón rước, ông Hội đồng
nói: Tôi muốn gặp ông thầy ăn chay. Vừa thấy Hòa thượng Hoằng Ân, ông Hội đồng bảo
vợ làm lễ ra mắt Ngài và thỉnh Hòa thượng về nhà nghỉ. Mọi người khi biết “vị Sư ăn
chay” là Hòa thượng đường đầu của hai chùa Giác Lâm và Giác Viên, hầu hết đều ra làm
lễ Hòa thượng. Em chủ đám là ông Cai tổng, tuy chưa phải là tín đồ đạo Phật, nhưng khi
thấy được đức độ và trí tuệ của Hòa thượng cũng quấn quít bên cạnh để nghe Hòa thượng
thuyết giảng giáo lý cho bổn đạo. Đêm đến, ông Cai tổng thỉnh Hòa thượng ngồi ghế giữa
nhà, kính dâng lễ vật xin qui y thọ Ngũ giới với Hòa thượng. Sau khi làm lễ xong, Hòa
thượng trao phần lễ vật cho Sư ứng phú và nói: “Phần này tôi tặng cho ông, nhờ ông mà
thầy trò tôi gặp gỡ nơi đây.” Hòa thượng nói chưa hết lời, có một đoàn Tăng Ni và Phật
tử của chùa bổn sư của bà chủ đến hộ niệm. Khi ông đại diện đoàn Phật tử gặp Hòa
thượng, bèn vân tập cả đoàn làm lễ Hòa thượng trước rồi mới khai kinh cầu siêu. Ông Sư
ứng phú thấy sự việc bất ngờ dồn dập nên quýnh lên, khi nhận mâm lễ vật mà vẫn quì
trước Hòa thượng. Sau khi đoàn hộ niệm làm lễ xong, ông Sư ứng phú đến dâng mâm lễ
vật trước Hòa thượng rồi cúi lạy và nói: Con xin trọn đời hầu hạ Tổ.
Sau đó, Hòa thượng Hoằng Ân đến châu thành Mỹ Tho, tạm ngụ tại chùa Bửu
Lâm, người mộ đạo đến qui y thọ giới với Hòa thượng rất nhiều. Phật tử đến viếng Hòa
thượng quá đông, sợ làm phiền chùa nên Hòa thượng xin sư Trụ trì chùa cho cất một cái
am bên cạnh chùa để tạm ngụ, đặt tên là am Viên Giác.
Hoằng hóa tại Mỹ Tho mấy năm, Hòa thượng Hoằng Ân đi dần xuống các tỉnh
Vĩnh Long, Sa Đéc, Long Xuyên, và sau cùng Hòa thượng đến hoằng hóa ở chùa Tây An
tại chân núi Sam (Châu Đốc). Chùa Tây An là nơi Phật Thầy Tây An hoằng pháp trong
thời gian 1847-1856, Phật Thầy Tây An là vị khai sáng ra phái “Bửu Sơn Kỳ Hương”, có
sanh hoạt khác với Phật giáo thuần túy: Các tu sĩ của “Bửu Sơn Kỳ Hương” được gọi là
ông Đạo (như Đạo Xuyến, Đạo Lập...), các ông Đạo không cạo đầu mà để tóc dài, mặc
quần áo màu đen (áo dài, áo bà ba); các ông Đạo ở chùa hằng ngày vẫn làm ruộng rẫy để