Đây là một ví dụ được tác giả Riso đưa ra trong cuốn Emil. “Có 1 con ngựa có 2 thân,
tương ứng với 2 cái đầu. Một cái đầu được trao cho 1 người nông dân tham lam. Người này
ngay lập tức sử dụng nó để kiếm tiền, và kết quả ko thu được là bao. Cái đầu còn lại được
trao cho 1 người nông dân khôn ngoan dạy bảo, sau trở thành một con ngựa rất có ích.”
Đây là nội dung truyện ngụ ngôn Pestamotch.
Hai câu chuyện này đại diện cho hai quan điểm về phẩm chất và hoàn cảnh. Người thứ
nhất đề cao phẩm chất thiên phú, cho rằng số phận con người được thế nào là do ông Trời
ban cho, không phụ thuộc vào hoàn cảnh. Người thứ hai thì ngược lại, cho rằng hoàn cảnh là
yếu tố quan trọng hơn. Từ xưa đến nay phần lớn có ý kiến giống như Riso, chỉ có rất ít người
có suy nghĩ như Pestamotch.
Người tiên phong có quan điểm giống như Pestamotch là Elvecius. Ông này cho rằng
trẻ con sinh ra hoàn toàn giống nhau, việc chúng trở thành thiên tài, nhân tài, người bình
thường hay kẻ dốt nát, đều là do môi trường sống, đặc biệt là môi trường sống những năm
đầu đời, tạo nên. Ông phủ nhận hoàn toàn sự khác biệt về tố chất.
Witte cha có vẻ là người đã tiếp thu tư tưởng của Elvecius, tuy nhiên ông tiến bộ hơn ở
chỗ không phủ nhận giá trị của tố chất. Ông cũng được cảm hóa bởi quan điểm Pestamotch,
điều này thể hiện rất rõ trong phần đầu cuốn sách của ông: “Độc giả có thể nghĩ rằng cuốn
sách của tôi viết ra để cho những nhà giáo dục tham khảo, nhưng không phải như vậy. Những
nhà giáo dục coi tôi như kẻ thù, có muốn viết cho họ tham khảo cũng không được.
Từ trước đây rất lâu tôi vẫn nói rằng, giáo dục tốt có thể khiến cho 1 đứa trẻ bình thường trở
nên phi phàm. Và, kết quả sự giáo dục của tôi là con trai tôi đã trở thành người đúng như thế.
Điều này khiến cho những người khác đặt câu hỏi, rằng các nhà giáo dục tại sao lại không
dạy dỗ các học trò của mình như Witte, phải chăng họ không có năng lực? Đòi hỏi này là vô
lý, và tôi đã cố làm rõ ngay từ đầu nhưng vô hiệu. Vì tôi mà những nhà giáo dục bị cho là bất
tài, cho nên họ có coi tôi như kẻ thù thì cũng là dễ hiểu. Trên thực tế, nếu giáo dục trong gia
đình mà không tốt, thì dù các nhà giáo dục có tài giỏi bao nhiêu cũng không thể có hiệu quả
được.
Vậy tại sao tôi lại công bố cuốn sách này? Là vì những người ghét tôi dù có rất nhiều,
nhưng những người ủng hộ tôi cũng không ít. Đó là những người bạn luôn tin tưởng động
viên tôi trong suốt thời gian qua, từ đáy lòng mình tôi rất biết ơn họ. Chính họ đã rất khuyến
khích và mong mỏi tôi công bố phương pháp giáo dục của mình. Tôi không cam đoan