PHƯƠNG PHÁP giáo dục của tôi nếu được áp dụng sẽ mang lại thành công giống như tôi.
Ngoài ra, cũng không phải mọi đứa trẻ đều cần được giáo dục như con tôi. Nhưng tôi tin rằng
phương pháp của tôi nếu được áp dụng với bất kỳ ai, ít nhiều cũng sẽ mang lại hiệu quả.
Pestamotch là người đầu tiên thừa nhận phương pháp giáo dục của tôi, cho rằng tôi chắc
chắn sẽ thành công. Ông cũng là người khuyên tôi công bố cuốn sách. Giáo sư Julian ở
trường ĐH Bali cũng khuyên như vậy. Khi tôi quyết định viết sách cũng đúng là lúc tôi nhận
được thư của Pestamotch: “Tôi nhớ 14 năm trước, anh đã từng nói về vđề giáo dục ở Bufza.
Hồi đó anh nói sẽ áp dụng phương pháp giáo dục đặc biệt của mình để đạt hiệu quả tốt nhất
cho con, nay đã 14 năm trôi qua, tôi thấy con trai anh đã vượt xa cả dự định ban đầu. Nhưng
có nhiều người không biết điều đó, họ nghĩ con trai anh sinh ra đã như thế rồi chứ không phải
là thành quả giáo dục của anh. Nhân dịp này anh hãy công bố phương pháp của mình, chắc
chắn nó sẽ có ích cho nhiều trẻ em khác. Tôi nghĩ đây là một việc nên làm và tôi tha thiết
mong anh hãy nhanh chóng thực hiện.”
Tuy nhiên, đáng tiếc là ngày nay vẫn rất ít người có suy nghĩ như Witte cha. Cho dù giá
trị của giáo dục cũng đã được thừa nhận nhưng tôi cho rằng nó vẫn chưa được nhận thức đầy
đủ.
II.
Chúng ta biết rằng, Sir Francis Galton, là người khởi xướng học thuyết ưu sinh. Ông
cho rằng năng lực trí tuệ là dựa trên những yếu tố thể chất và thực sự là những đặc tính di
truyền, cũng như màu mắt hay nhóm máu. Vì thế những
người thông minh và khỏe mạnh nên
được đối xử tốt, trả lương cao, và nên khuyến khích họ có nhiều con cái. Còn những người
chẳng ra gì nên được đối xử tử tế miễn là họ phải chịu khó làm việc và ở độc thân, không kết
hôn.
Học thuyết đó đưa ra ví dụ sau: Cách đây hơn 200 năm, ở Mỹ có một nhà bác học đa tài
Jonathan Edwards, một nhà thần học, triết học, nhà thuyết giáo nổi tiếng nhất trong cộng
đồng Tin lành. Con cháu ông hiện đã đến đời thứ 7, 8. Trong số đó Hiệu trường các trường
ĐH có 13 người, giảng viên ĐH hơn 100 người, sáng lập viên ĐH 14 người, Bác sỹ hơn 60
người, Mục sư hàng trăm người, Quân nhân 75 người, Nhà văn hơn 80 người, Phó tổng thống