Đưa ra những ví dụ trên không có nghĩa tôi hoàn toàn phản đối thuyết ưu sinh. Tôi thừa
nhận vai trò của di truyền. Nhưng nếu chỉ bám vào thuyết này và cho rằng vận mệnh con
người cũng di truyền, phụ thuộc vào chủ yếu vào yếu tố thiên bẩm, coi nhẹ ý nghĩa của giáo
dục, là một quan điểm sai lầm. Những trẻ em dù theo thuyết ưu sinh là không hề có triển
vọng, nhưng nếu được giáo đúng cách ở một môi trường lành mạnh hoàn toàn có thể trở nên
hết sức thành đạt. Tôi khẳng định Giáo dục có thể mang lại kết quả lớn hơn rất nhiều so với
những gì người ta có thể tưởng tượng.
III.
Như đã trình bày trong phần đầu cuốn sách này, người dân Athene mặc dù số lượng ít
nhưng lại rất nhiều thiên tài. Galton cũng đã thấy điều đó, và ông cho rằng người Hi Lạp là 1
dân tộc xuất chúng. Ông viết: Người Hi Lạp ưu tú hơn hẳn chúng ta (Âu Mỹ) như chúng ta
hơn người châu Phi vậy. Thật đáng tiếc cho ông, khi nói về vấn đề thiên tài, ông đã không
biết nhìn từ khía cạnh nào khác ngoài khía cạnh thiên bẩm. Vì thế ông, cũng như rất nhiều
người, không thể nhận ra giá trị của giáo dục. Việc có nhiều thiên tài ở Athene, cũng có thể
bởi vì đó là 1 dân tộc ưu tú. Nhưng, hơn thế nữa, đó là vì người Hi Lạp có tập quán giáo dục
sớm. Nhưng Galton không chú ý đến điều này, do vậy quan điểm thiên tài của ông là không
đầy đủ.
Galton đã đưa ra những ví dụ về thiên tài mang yếu tố di truyền, và ông tập trung vào
lập luận theo hướng đó. Nhưng, những thiên tài do di truyền đặc biệt hiếm.Vấn đề đặt ra là tại
sao lại như thế?
Theo thuyết ưu sinh, khả năng của con người cũng được di truyền, về lý thuyết là có
thực. Nhưng sự di truyền của khả năng không giống như sự thừa kế tài sản. Tài sản là thứ hữu
hình, còn khả năng là vô hình. Cái mà cha mẹ truyền cho con cái chính là khả năng tiềm tàng,
nhưng nếu khả năng đó cứ để nguyên như thế sẽ không phát huy tác dụng. Những người theo
thuyết ưu sinh cho rằng, khả năng tỉ lệ thuận với tố chất. Nghĩa là, nếu tố chất được 80, dù tốt
xấu thế nào thì khả năng cũng sẽ được gần 80, nếu tố chất là 60 thì sau cùng khả năng sẽ đạt