gần 60. Nhiều người lại cũng cho rằng, trẻ sinh ra mà tố chất ưu việt thì sớm muộn cũng
thành thiên tài. Điều này là sai lầm. Thực tế nếu trẻ không được giáo dục đúng thì có khi chỉ
phát huy được 1 nửa. Và, đối với 1 thiên tài, thì tố chất trời ban là quan trọng, nhưng quan
trọng hơn là làm thế nào đê phát huy tố chất đó.
Nói như vậy không có nghĩa tôi không thừa nhận yếu tố thiên bẩm của 1 thiên tài. Tôi
thừa nhận, nhưng nếu chỉ có tố chất thôi chưa đủ. Tố chất đó phải được phát huy trọn vẹn.
Đáng tiếc là trên đời này có rất nhiều người sẵn có tố chất, nhưng vì không được phát huy
nên cuối cùng chỉ trở thành người bình thường. Thiên tài hiếm hoi chính là vì thế.
IV.
Moro, Ronblozo, Hagen, nói rằng thiên tài là một loại biến thể ,cũng giống chứng bệnh
tâm thần. Tôi thì không tin như vậy. Tôi tin vào thuyết của Gete, của Buffon. Buffon nói
rằng, thiên tài là sự kiên nhẫn. Còn Gete nói, thiên tài là sự cần cù.Shobenhuar lại nói, thiên
tài là sự quên mình vì người khác. Ngoài ra tôi xin bổ sung thêm, thiên tài còn là lòng nhiệt
huyết nữa.Tựu trung lại ta đã có hình ảnh của một thiên tài – một người nhẫn nại, cần cù,
nhiệt thành, đầy đam mê, vị tha và giàu đức hi sinh.
V.
Không quan trọng – lan man.
VI.
Chúng ta hãy cùng quay trở lại vấn đề chính. Thiên tài, như đã đề cập ở trên, có một
đức tính đặc trưng là sự say mê mãnh liệt và tập trung cao độ. Ta cũng thấy ở trẻ con từ khi
còn ẵm ngửa thực ra không hề ngốc nghếch mà đã có khả năng tập trung và sự hứng thú với
mọi vật. Điều này, những người thường xuyên quan sát kỹ trẻ con sẽ dễ dàng nhận thấy.
(Witte cha có viết về phương pháp của mình là khi thấy con tập trung chú ý vào cái gì
thì thường hướng vào cái đó để nói). Thực tế trẻ con rất có khả năng tập trung, nếu ta nắm bắt