nhà soạn nhạc Hendel là một ví dụ. Cha ông có ý định cho ông theo học ngành luật, nhưng
ngay từ lúc 5 tuổi Hendel đã có hứng thú đặc biệt với âm nhạc. Cha ông tìm đủ mọi cách để
ngăn cấm, thậm chí còn không cho ông đến trường vì ở trường có dạy môn âm nhạc. Nhưng
mọi biện pháp khi đó đều đã muộn, niềm đam mê âm nhạc của Hendel không cách gì có thể
ngăn cản. Ông giấu cha mẹ mua một cây đàn spinet, buổi tối sau khi cả nhà đã ngủ say, ông
trèo lên mái nhà và tập đàn trên đó. Trường hợp của Bach cũng tương tự như vậy. Anh trai
Bach cũng là một nhạc sỹ, nhưng vì ganh ghét với em từ nhỏ nên không cho mượn các bản
nhạc. Nhưng Bach không từ bỏ. Vào lúc đêm khuya, ông lấy trộm các bản nhạc của anh và
chép lại dưới ánh trăng. Cuối cùng, cả Hendel và Bach đều trở thành những nhạc sỹ vĩ đại
như mọi người được biết.
Chúng ta cũng thường thấy, con của nhạc sỹ lớn lên trở thành nhạc sỹ, con của học giả
lớn lên thành học giả,…, đó là vì sống trong cùng 1 gia đình, trẻ dễ dàng được nhìn, nghe, và
bắt chước. Trong thuyết ưu sinh thì lại đề cập đến vấn đề này theo quan niệm đó là yếu tố di
truyền, nhưng như thế là không đúng. Nếu hàng ngày được nhìn, được nghe, trẻ sẽ có hứng
thú. Khi đã có hứng thú thì sẽ hướng sự tập trung vào đó. Cha của nhà Toán học và Vật lý
học Galilei cũng là một nhà Toán học, và Galilei cũng được tiếp xúc với Toán học từ nhỏ.
Nhưng nhìn vào cuộc đời mình, Galilei-cha thấy rằng theo đuổi Toán học sẽ rất nghèo khổ, vì
thế ông cố tránh để con theo nghiệp Toán. Nhưng ông nghĩ đến điều này sau khi ngọn lửa
nhiệt huyết của Galilei-con đã bắt đầu được nhóm lên, vì thế những cố gắng dập tắt nó của
ông đã là vô ích. Trường hợp của nhà thơ Tagore cũng giống như vậy, cha ông không muốn
ông trở thành nhà thơ nhưng cuối cùng niềm đam mê nhiệt thành của ông đã chiến thắng.
Như vậy, lòng nhiệt huyết được thắp lên từ thời thơ ấu cùng với sự nỗ lực miệt mài có
thể xem là cở sở để hình thành thiên tài. Lòng nhiệt huyết chính là ma lực tạo nên những điều
kỳ diệu. Nhưng lòng nhiệt huyết này, nếu không có từ thời thơ ấu thì sau này cũng sẽ khó mà
có được.
Nhìn lại tiểu sử của các thiên tài, ta thấy rẳng họ đểu là những người sớm bộc lộ ngọn
lửa ham mê cháy bỏng, vì thế họ trở thành thiên tài cũng là lẽ tự nhiên.
Theo cách nghĩ này, thì việc tạo ra người bình thường (tầm thường) thật đơn giản. Đó là
không cho trẻ tập trung vào thứ gì cả! Nếu không tập trung thì sẽ không hứng thú – đấy chính
là đặc trưng của người tầm thường. Thế nên, nền giáo dục cứ như hiện nay nếu không phải sẽ
tạo ra những người tầm thường đã là hạnh phúc lắm rồi!