VIII.
Thiên tài, từ xưa đến nay, thường được biết đến như những tài năng sớm bộc lộ. Tìm
hiểu về tiểu sử các thiên tài thì thấy rằng quả đúng như vậy. Trong số các thiên tài, đặc biệt
trong lĩnh vực kỹ thuật, ta thấy hầu hết họ đều thể hiện tài năng phi phàm khi mới 6, 7 tuổi,
hay thậm chí từ lúc 3, 4 tuổi. Sáng tác nhạc thì thường vào 11,12 tuổi. Mozart bắt đầu sáng
tác từ khi mới 4 tuổi, viết nhạc kịch khi 12 tuổi, khiến cả châu Âu khi đó phải bàng hoàng
kinh ngạc. Bethoven và Hendel cũng bắt đầu sáng tác ở tuổi 13…(Ở đây còn có thêm 1 số ví
dụ khác về các thiên tài của nhiều lĩnh vực).
Những ví dụ như thế này có kể cả ngày cũng không hết. Vậy tại sao hầu hết các thiên
tài lại là những người phát triển sớm? Vì, như đã nói ở các chương trước, mỗi đứa trẻ khi ra
đời được trời phú cho một năng lực tiềm tàng, mà năng lực này nếu được phát huy ngay từ
đầu thì sẽ mang lại hiệu quả tối ưu, còn nếu để muộn thì sẽ giảm đi đáng kể. Những thiên tài
chắc hẳn đều là những người được giáo dục từ sớm, nhưng những ghi chép về họ lại không
mấy lưu ý đến vđề giáo dục sớm. Dù là thiên tài hay nhân tài, dù nhờ vào tự giáo dục hay nhờ
vào sự giúp đỡ của người khác, họ đều được sinh ra từ trong nền giáo dục sớm. Kết quả của
giáo dục sớm là làm cho những đứa trẻ vốn được trời ban cho nhiều ân huệ trở thành đại thiên
tài, còn ngay cả con của những người bình thường nhất cũng sẽ có cơ hội trở thành nhân tài.
Nhưng nhìn vào những ví dụ đã đưa ra, có những thiên tài dù ở trong hoàn cảnh nào đi nữa,
chỉ dựa vào sự tự giáo dục, họ vẫn thành công. Điều này khiến cho không ít người nghĩ rằng,
trên thế giới có những người “đặc biệt”, không cần giáo dục mà vẫn thành thiên tài – nhưng
suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm!
IX.
Trong số các thiên tài cũng có nhiều người mà thành tích học tập lúc nhỏ lại rất kém,
thậm chí có người còn bị cho là ngốc nghếch. (Ở đây lại đưa ra một loạt ví dụ, trong đó có
Newton.)
X.