Tóm lại, có thể khẳng định thiên tài không phải là do bẩm sinh.
XII.
Theo như những người thuộc phái Ron Brozo, thì thiên tài là một loại biến thể, cũng
giống với chứng bệnh về tinh thần. Luận điểm này là cực kỳ sai lầm, phản bác lại thực tế.
Những nghiên cứu mới cho thấy các thiên tài đa phần có tuổi thọ cao hơn người bth.
Dolrando đã lựa chọn để tìm hiểu 400 vĩ nhân ở 21 lĩnh vực khác nhau của Âu Mỹ trong
vòng16 thế kỷ, người đoản mệnh nhất là một thi nhân – 58 tuổi, người sống lâu nhất là 1 nhà
phát minh – 97 tuổi, tuổi thọ trung bình khoảng 66, 67.
Việc các thiên tài có tuổi thọ cao là do đặc tính của họ - giàu hứng thú và nhiệt huyết.
Người ta vẫn thường nói học sinh mà thức khuya thì có hại nhưng học giả mà thức khuya thì
không. Đó là vì học sinh vừa thức học vừa chán ngán, còn học giả thì rất tích cực và hứng
thú. Nếu chúng ta mà cứ nghĩ về những việc chán ghét thì cuộc sống sẽ ngắn lại – đó là sự
thực. Cuộc sống sẽ tốt nhất khi người ta thực sự khoan khoái và hài lòng. Thiên tài là những
người rất cần mẫn, và sự cần mẫn đó dựa trên niềm say mê, hứng khởi, vì thế ko những
không có hại mà còn tốt cho sức khỏe. Say mê theo đuổi hứng thú của mình , đó là hạnh phúc
của các thiên tài mà người bình thường không mấy khi biết đến.
Có những thiên tài, vì quá cần mẫn, dẫn đến quá sức mà sinh bệnh – những chứng bệnh
về tinh thần, hay thậm chí phát điên, song đó chỉ là thiểu số, không phải đặc trưng của các
thiên tài. Như vậy, thuyết Thiên tài biến chất của Ron Brozo là không đủ cơ sở.
XIII. Nước ta có một câu thành ngữ “ Dưỡng dục hơn gia thế”. Đây là một thành ngữ mang ý
nghĩa rất sâu sắc. Gia thế ở đây là sự di truyền, là yếu tố mang tính bẩm sinh. Sự dưỡng dục
là là hoàn cảnh, là nền giáo dục. Chỉ một câu thành ngữ này đã mang đầy đủ những gì tôi
muốn nói về sự hình thành thiên tài – hoàn cảnh và giáo dục góp phần quan trọng hơn di
truyền hay thiên bẩm.