Chương 5: Giáo dục James Sidis
(chương này có 1 bạn đã nhận dịch, giới thiệu về phương pháp giáo dục của Boris Sidis với
con trai mình là James Sidis.)
Chương 6: Phương pháp giáo dục của Tiến sĩ Berle.
I.
Chương trước đã giới thiệu với độc giả về phương pháp giáo dục của Tiến sĩ Sidis, vốn
là một người Nga nhập quốc tịch Mỹ. Chương này giới thiệu về Tiến sĩ Berle, cũng không
phải người Mỹ mà là người Đức.Tiến sĩ Berle, mới đây (1914) là giảng viên của môn thần
học tại trường ĐH Taft, hiện đã chuyển sang làm mục sư ở Boston (ông đã mất năm 1971.)
Như đã giới thiệu ở chương 1, ông có viết cuốn “Trường học gia đình” trong thời gian
giảng dạy ở trường ĐH Taft (1912). Về nội dung cuốn sách đó thì những người đã đọc đến
chương này ắt hẳn cũng đã hình dung được, vì thế tôi sẽ không đi vào chi tiết nữa. Nhưng có
một điều đáng nói là cuốn sách này ngay sau khi được xuất bản đã có hàng trăm lá thư gửi
đến đề nghị ông miêu tả kỹ hơn về phương pháp giáo dục của mình. Khi đó ông rời trường
ĐH và mở khóa học về Trường học gia đình, sức ảnh hưởng của nó vượt xa cả tưởng tượng,
những người quan tâm nhiều đến mức cần phải được mở rộng ra trên phạm vi thế giới. Năm
ngoái (1913), ông đã xuất bản tiếp cuốn “Giáo dục trong gia đình”, viết về rất nhiều bài học
cho trẻ nhỏ. Ở đây tôi xin trình bày sơ lược về cả hai cuốn sách trên.
II.
Tiến sĩ Berle trong sách của mình đã chỉ ra rằng cần phải giáo dục ngôn ngữ cho trẻ
ngay từ sớm, vì ngôn ngữ là con đường đưa trẻ đến với các tri thức khác. Ông nhấn mạnh,
giáo dục ngôn ngữ không phải là dạy hời hợt mà là phải dạy triệt để, tức là phải phát âm rõ
ràng và giúp trẻ ghi nhớ chính xác. Cũng giống Witte-cha, ông tẩy chay từ địa phương và từ
hình tượng. Dù các từ đó có thể trẻ dễ phát âm hơn, nhưng kể cả đối với những từ chuẩn, nếu