tôi sẽ chơi piano. Khi bé đến gần chỗ giấu đồ, thay vì nói “nguy quá, nguy quá”, tôi sẽ chơi
những âm trầm. Khi bé ra xa, tôi lại chơi những âm cao. Như thế, nếu không chú ý đến các
âm cao thấp thì bé sẽ không thể tìm ra món đồ. Cách chơi này rất hiệu quả trong việc huấn
luyện thính giác cho bé.
Trẻ con rất thích các nhịp điệu. Khi bé còn chưa biết nói, tôi vỗ tay theo nhịp điệu cho
bé xem. Rồi tôi mua một chiếc trống nhỏ và bắt đầu dạy bé đánh theo nhịp. Sau đó tôi lại
mua cây mộc cầm cho bé đánh. Tiếp đên tôi vừa chỉ các nốt nhạc trên tường, tôi vừa hướng
dẫn bé gõ các phím trên piano. Rất nhanh chóng, bé có thể gõ được các nốt nhạc và bản nhạc
đơn giản.
Tôi còn dạy con nhún nhảy theo nhịp. Với trẻ con, khái niệm về nhịp điệu và cung bậc
âm nhạc rất quan trọng. Các bà mẹ không biết đàn, hát thì có thể cho con nghe từ đĩa. Trẻ
nhất thiết phải được lớn lên trong môi trường âm nhạc với các nhịp điệu và tiết tấu. Mưa rơi
cũng có nhịp điệu, gió thổi cũng có âm thanh.Thế nên người Nhật mới hay treo chuông gió
trong nhà, điều này rất tốt cho trẻ. Ở nước ta có khoảng 1/3 là không biết thưởng thức âm
nhạc, nhưng cuộc sống mà không có âm nhạc thực sự là điều bất hạnh. Ngoài âm nhạc, tôi
còn thường xuyên ngâm thơ cho con nghe. Tôi cũng dạy con múa theo bài hát. Có nhiều
người cho rằng nhảy múa là không tốt, nhưng tôi ko nghĩ vậy. Tiến sĩ Berle có nói: “Sở dĩ
người Hi Lạp, Rôma có thân hình đẹp là nhờ nhảy múa. Múa giúp ta duy trì thể lực tốt và
thân hình cân đối.”
V.
Trẻ phải được tiếp xúc với âm nhạc từ khi còn trong nôi, nhưng ở nước ta phải đến 7, 8
tuổi trẻ mới được dạy bảo về âm nhạc. Chính vì thính giác không được huấn luyện sớm nên
về sau không thể giỏi được, thậm chí việc học nhạc còn rất đỗi khổ sở. Hơn nữa, khi bắt đầu
dạy lại không đi từ các bài hát mà đi vào luyện ngay kỹ năng nên trẻ càng chán. Đành rằng kỹ
năng là quan trọng, nhưng không thể vì thế mà khiến trẻ mất đi hứng thú với âm nhạc.
Trẻ nói chung thích được chạm vào những thứ như piano, vì thế cần khích lệ trẻ động đến
nhạc cụ. Và nếu được cha mẹ giúp đỡ, chúng có thể tự nghĩ ra những khúc nhạc. Winifred từ
nhỏ đã tự mình viết ra một vài khúc nhạc, cái đó cũng giống như những bức ảnh chụp khi còn
bé, sau này nhìn lại thấy rất ngộ nghĩnh.