THIÊN THẦN NỔI LOẠN - Trang 338

Đôi lời về dịch giả

Đoàn Phú Tứ (1910-1989) là một nhà soạn kịch, nhà thơ, dịch giả Việt

Nam nổi danh từ thời tiền chiến. Khi viết, ông ký tên thật hoặc các bút danh:

Ngộ Không, Tam Tinh, Tuấn Đô…

Đoàn Phú Tứ vốn người Kinh Bắc, sinh ra tại Hà Nội, ông bắt đầu “viết

văn từ năm 1925, lúc còn học lớp nhất. Những bài văn đầu tiên là những Từ

khúc đăng báo Đông Pháp. Sau này thỉnh thoảng viết giúp Phong hóa, Ngày

nay. Năm 1937, chủ trương tờ Tinh hoa. Chuyên viết kịch. Làm thơ rất ít.”

Tên tuổi Đoàn Phú Tứ trong thời văn học mới trước hết “kết nối” với

Màu thời gian, bài thơ vinh dự được tác giả của Thi nhân Việt Nam xếp hạng

một cách trang trọng: “Trong thơ ta có lẽ không có bài nào khác tinh tế và kín

đáo như thế!”

Sau Cách mạng tháng Tám (1945), ông hoạt động văn nghệ ở Thanh Hóa

rồi Việt Bắc. Ông có chân trong tòa soạn tạp chí Văn nghệ, trong Ban chấp

hành Đoàn Sân khấu Việt Nam và Hội Văn hóa Việt Nam. Năm 1946, ông

được bầu vào Quốc hội Việt Nam khóa I.

Tháng 7 năm 1951, Đoàn Phú Tứ trở về Hà Nội làm nghề dạy học.

Đây là giai đoạn thứ hai trong sự nghiệp của Đoàn Phú Tứ. Ông xuất hiện

lại trên văn đàn dưới bút danh là Tuấn Đô - người dịch tập Kịch Ion Luca

Caragiale do NXB Văn học xuất bản vào cuối năm 1964, cho đến lần xuất

hiện cuối cùng với đầy đủ tên họ Đoàn Phú Tứ, cũng với tư cách người dịch

tiểu thuyết “Thiên thần nổi loạn” - Anatole France. Chưa kịp in bản dịch vở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.