CHƯƠNG THỨ SÁU
Kể chuyện ông già Sariette tìm lại được của báu.
Sáng hôm sau, ông Sariette vào thư phòng ông René d’Esparvieu, không
gõ cửa. Ông giơ hai tay lên trời, trên đầu những sợi tóc lơ thơ dựng đứng. Đôi
mắt hãi hùng mở tròn xoe. Ông lắp bắp, thông báo tai họa xảy ra: một bản
thảo rất cổ của Flavius Josephus
, sáu chục tập đủ các cỡ giấy, một báu vật
vô giá, là quyển Lucrèce
có mang huy hiệu của Philippe de Vendôme, Pháp
quốc đại tu viện trưởng
, với những ghi chú thủ bút của Voltaire
, một bản
thảo của Richard Simon
và tập thư tín trao đổi giữa Gassendi và Gabriel
Naudé
, gồm hai trăm ba mươi tám bức thư chưa hề in, đã biến mất. Lần này
thì ông chủ của thư viện hoảng hồn. Ông vội lên phòng có những triết gia và
những hình cầu và ở đó, ông được thấy tận mắt quy mô của sự tổn thất. Trên
nhiều ngăn sách thấy những lỗ hổng toang hoác. Ông tìm bừa phứa, mở các
tủ ngầm trong vách, bới ra được nào chổi quét, nào giẻ lau, nào bơm cứu hỏa.
Ông lấy xẻng xúc vào đống lửa than cốc, ông giũ chiếc áo ngoài đẹp đẽ của
ông Sariette treo trong buồng rửa mặt và chán nản, ông đứng ngắm cái trống
rỗng ở chỗ các cặp giấy của Gassendi. Giới bác học từ một nửa thế kỷ nay
lớn tiếng đòi hỏi công bố những thư tín đó. Ông René d’Esparvieu đã không
đáp ứng nguyện vọng chung đó, vì chẳng muốn đảm đương một nhiệm vụ
nặng nề như vậy, và cũng chẳng muốn trút trách nhiệm đó cho ai. Vì vậy
trong những bức thư kia nhiều tư tưởng tàn bạo và nhiều chỗ phóng đãng vô
tín ngưỡng mà tinh thần kính tín của thế kỷ XX khó có thể chịu đựng nổi,
ông những mong những trang đó đừng in ra, nhưng ông lại cảm thấy món ký