gửi đó khiến ông phải gánh nặng trách nhiệm đối với nước ông và đối với
nền văn minh thế giới.
Flavius Josephus (37-100): nhà sử học Do Thái, tác giả bộ sách Những cổ vật Do Thái giáo (Antiquités
judaïques).
Lucrèce hay Lucretius: thi sĩ La tinh, sinh ở La Mã (99-55 TCN), tác giả thi phẩm Bản chất sự vật (De
la nature des choses) phát triển hệ thống triết lý của Epicure trong một ngôn ngữ có văn khí mãnh liệt
và chất thơ có khí phách.
Philippe de Vendôme (1665-1727): Dòng dõi của công tước César de Vendôme (con hoang của vua
Henri IV nước Pháp), được phong chức Pháp quốc đại tu viện trưởng (Grand Prieur de France), có
nhiều chiến công hiển hách.
Voltaire (1691-1778): Văn hào người Pháp nổi tiếng thế kỉ XVII, có học vấn uyên bác và thiên tài đa
dạng, tác giả nhiều tác phẩm có ảnh hưởng lớn đến cuộc cách mạng Pháp ngang hàng với J. J.
Rousseau và Montesquieu.
Richard Simon: Ông thuộc hội Oratorian, tác giả hai cuốn “Phê bình lịch sử Cựu ước” (1678) và “Phê
bình lịch sử văn bản Tân ước” (1689). Richard Simon là một trong những tổ phụ của khoa chú giải phê
bình Kinh Thánh.
Gassendi, Gabriel Naudé: Gassendi (1592-1655): nhà toán học và triết học duy vật Pháp thế kỉ XVIII.
Gabriel Naudé (1600-1653): Học giả uyên bác người Pháp, quản lý thư viện của Richelieu và Mazarin -
tể tướng Pháp dưới triều Louis XIII và XIV.
- Sao ông lại có thể để mất trộm một kho báu như vậy? - Ông hỏi ông
Sariette một cách nghiêm khắc.
- Sao tôi lại có thể để mất trộm một kho báu như vậy, - ông quản thư trả
lời, thưa ông, cứ phanh ngực tôi ra, thì sẽ thấy câu hỏi đó khắc sâu nơi trái
tim tôi.
Không cảm động vì lời nói khảng khái đó, ông d’Esparvieu cố nén giận
dữ nói tiếp:
- Và ông không phát hiện được một hình tích gì để có thể lần ra dấu vết