Ở phòng khách lớn màu xanh lục, nơi các thủ lĩnh có uy tín nhất của phe
đảng Thiên chúa giáo tụ hội lại, chủ giáo, tướng lĩnh, nghị viện, hạ nghị viện,
nhà báo, mọi tâm hồn hiện diện đều hướng về La Mã với một niềm thuần
phục dịu dàng hoặc một vẻ thuận lòng cưỡng ép, và ông d’Esparvieu, tỳ
khuỷu tay trên tấm đá hoa mặt lò sưởi, đem giáo luật đối lập với dân luật và
hùng hồn phản kháng sự cưỡng đoạt tài sản của Giáo hội nước Pháp, hai bức
họa cổ câm lặng, bất động, ngó nhìn cuộc hội họp hiện đại. Bên phải lò sưởi
là bức họa của David
, vẽ ông Romain Bussart, dân cày ở Esparvieu, mặc áo
ngắn và quần cụt bằng vải gai, vẻ mặt thô và láu, hơi chút ngạo nghễ. Ông ta
có lý do để cười: ông lão đã xây nên cơ nghiệp của dòng họ bằng cách mua
những tài sản của Nhà thờ. Bên trái là bức họa của Gérard
nam tước Emile Bussart d’Esparvieu y phục đại khánh tiết, lòe loẹt những
huân chương, là con trai ông lão nông dân kia, đã từng là giám cung của đế
chế
và làm chưởng ấn đại thần dưới triều vua Charles X, chết năm 1837.
Khi đương giữ chức vụ ủy viên quản lý tài sản giáo hội và khi chết vẫn lẩm
nhẩm những câu thơ nho nhỏ trong tác phẩm Nàng trinh nữ
.
Jacques-Louis David (1748-1825): danh họa người Pháp, trong thời Đế chế, chuyên vẽ Napoléon.
Nam tước François Gérard (1770-1837): họa sĩ người Pháp, tác giả bức họa nổi tiếng Trận đánh
Austerlitz (chiến thắng rực rỡ của Napoléon I).
Préfet de l’Empire: thời Đệ nhất Đế chế của Napoléon I, đã tạo ra một mạng lưới bảo vệ chính quyền
trung ương, gồm có một Tổng quản đại thần (gouverneur), những giám cung (préfets du palais) và
những nội thần (chambellans) có quyền hành cao để ngăn chặn mọi hành vi có thể xúc phạm chính
quyền, không kể các préfet khác (tỉnh trưởng) đại diện cho nhà nước và có uy quyền tuyệt đối ở địa
phương.
La Pucelle: một vở kịch thơ, đề tài là chuyện nữ anh hùng dân tộc Pháp Jeanne d’Arc.
Năm 1888 René d’Esparvieu đã lấy Marie-Antoinette Coupelle, con gái