nam tước Goupelle, chủ xưởng luyện sắt ở Blainville trong tỉnh Haute Loire.
Bà René d’Esparvieu, từ năm 1903, làm chủ tịch Hội những bà mẹ Cơ đốc
giáo. Đôi vợ chồng tuyệt hảo đó đã gả chồng cho con gái lớn năm 1908, nay
chỉ còn ba người con, một gái và hai trai, ở với họ.
Léon, cậu con út, lên sáu tuổi, có buồng riêng bên cạnh buồng của mẹ và
của chị Berthe. Maurice con trai cả, ở trong một biệt thất nhỏ gần hai căn
phòng ở cuối vườn. Ở đó chàng trai này được tự do, vì thế mà cuộc sống gia
đình cũng thành dễ chịu. Anh chàng khá xinh trai, lịch sự, mà không có vẻ
kiểu cách quá đáng, nụ cười mỉm của anh, chỉ nhếch một bên mép lên, cũng
không phải là không có duyên. Mới hai mươi nhăm tuổi, Maurice đã có đủ
cái khôn ngoan trong kinh Người truyền đạo
. Không tin rằng mọi khổ cực tự
chuốc lấy trên đời sẽ có lợi lộc gì cho con người nên anh không bao giờ chịu
nhọc công một chút gì hết. Ngay từ hồi còn bé tí teo, anh chàng con nhà nòi
đó đã chuyên tâm học cách lẩn tránh việc học hành, và chính do thờ ơ với sự
dạy dỗ của nhà trường, mà anh ta đã có bằng tiến sĩ luật khoa và trở thành
luật sư Tòa thượng thẩm.
Livre de l’Ecclésiaste: triết lý căn bản của kinh này là thế sự đều hư không. “Hư không của hư không,
hư không của hư không, thảy đều hư không”. (Vanitas vanitatum, vanitas vanitatum, et omnia vanitas).
Đó là câu mở đầu của sách. Câu thứ hai là câu mà Anatole France lấy lại nguyên văn cho tiếp theo câu
trên: “bao nhiêu khổ cực… được lợi ích gì?”. Từ triết lý căn bản đó, tất phải rút ra cái đạo lý mà
Maurice luôn luôn tuân theo, là hãy tiếp nhận mọi sự vật y nguyên như nó đến, coi đó là ý muốn của
Thượng đế, và hãy hưởng thụ đi.
Anh không tranh tụng và cũng không làm tố tụng
. Anh không biết gì
hết, không muốn biết gì hết, bằng cách đó anh xử sự phù hợp với thiên tư của
anh, cái thiên tư bé mọn đáng yêu anh không bắt nó phải chứa chất quá nặng
nề, và may mắn sao bản năng cũng khuyên anh nên hiểu ít còn hơn là hiểu