THIẾU NIÊN TỨ ĐẠI DANH BỘ - Trang 33

Trong một tầng nghĩa khác, có lẽ vì Thái Qua Hán là người nước Việt,

“Cô Hàn” có nghĩa là keo kiệt. Hắn còn có ngoại hiệu “Một cọng không
nhổ,” cực kỳ ki bo bủn xỉn, người nhà ăn cơm tuyệt đối không được để thùa
hạt nào trong bát. Cho dù là cơm tất niên cũng chỉ được giết một con gà,
trong đó đầu ga, mỏ gà, phao câu (thậm chỉ lông gà - mà dù sao lông gà vẫn
có đất dụng võ, có thể sai Lục thẩm gom lại dán lên gậy làm thành cái
chổi), hắn một hơi “xử lý” hết, ăn đủ sáu ngày mới chịu. Bình thường khi
lên phố bàn công chuyện, hắn toàn bắt thuộc hạ bỏ tiền túi ra mời khách
(đương nhiên “khách” ở đây bao gồm cả hắn). Ngay cả khi hỉ sự của hắn,
mọi chi phí đều lấy từ tiền mừng, cỗ cưới sơ sài thảm hại, qua loa cho có.
Khách khứa ai nấy đói teo ruột, giữa đường phải tạt vào đâu đó làm tô mì
mới có sức lết về nhà. Vậy mà vẫn đông người đến dự, vì ngày Thái minh
chủ bày tiệc thết đãi, kiểu gì cũng có vài người bán hàng nhanh chân chạy
đến khu phố phụ cận kiếm chác, có thể vét được đầy tô đầy bát.

Hắn cũng không thích thuộc hạ ăn sang, hắn sợ họ phung phí tiền thay

hắn.

Nhưng tối nay lại khác.

Một bàn thịt cá ê hề thịnh soạn, đều do Kinh Bố Đại tướng quân chi

trả.

Tiêu tiền của mình và tiêu tiền của người là hai chuyện khác nhau.

Một kẻ tiết kiệm tiền của mình chưa chắc đã tiết kiệm cho hầu bao của

người khác.

Thái Qua Hán quả nhiên không phải kiểu người lo thay ví tiền của

thiên hạ.

Kinh Bố Đại tướng quân thấy hắn đã mệt, liền mời hắn uống loại rượu

ngon nhất, ăn những món thịnh soạn nhất, chỉ chuyên tâm đánh chén, cười
đùa đến khi hắn hết mệt mỏi, lúc này một mỹ nhân tuyệt sắc mới bước ra.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.