rồi sẽ chẳng mấy khi có việc phải ra ngoài. Vì trong đó đã đáp ứng
hầu hết nhu cầu cần thiết. Tiền đảm bảo cũng không dễ dàng gì
nên những ai đã chuẩn bị tốt cho tuổi già thường đến 60 tuổi sẽ bán
nhà đang ở đi và nộp một phần làm tiền đặt cọc tại trung tâm,
phần còn lại họ thường gửi vào quỹ tín dụng nào đó. Bạn bè tôi cũng
có nhiều người đang sống ở đấy.”
“Vậy chắc là bác thường xuyên gặp họ chứ?”
“Lúc đầu thì do gần nên cũng thường xuyên qua lại… Nhưng
mà… dạo gần đây thì không mấy khi.”
“Tại sao ạ? Hay là có khúc mắc gì?”
“Gặp gỡ bạn bè, nhiều khi chỉ là đi dạo cùng nhau, nhưng cũng
nhiều khi rủ nhau đi ăn trưa, cùng chúc nhau chén rượu. Nhưng
những người sống ở đó đều có kinh tế khá giả nên việc họ đãi bữa
trưa thịnh soạn cũng chẳng phải một hay hai lần. Mà họ mời mình
mấy lần thì ít ra mình cũng phải mời lại một lần mới phải… Nhưng
tiền ăn trưa như thế bằng số tiền tiêu cả tháng của tôi. 15 năm
trời tiêu tiền mà cứ phải để ý đến ánh mắt của con cái, thì làm sao
dám mở miệng bảo con cho mình tiền để đãi bạn được nữa chứ”.
Ông lão nghẹn lại. Thì ra cũng chỉ vì sự chênh lệch về kinh tế nên
mấy ông bạn già mới không thể thường xuyên hàn huyên. Kim Min
Seok gật đầu đồng tình với ông lão. Anh trở lại câu chuyện.
“Bác làm gì trước khi nghỉ hưu?”
“Tôi già rồi thì trông thế này thôi chứ lúc trẻ tôi đã từng là nhân
viên của một công ty lớn đấy. Năm nay tôi 73 tuổi, việc đó cũng đã
trôi qua 20 năm rồi… Tôi làm việc ở công ty đó đến năm 53 tuổi
rồi được cho về hưu non. Giá mà khi đó tôi chuẩn bị cho tuổi già thì
chắc giờ đã không phải thế này. Vốn đang làm ở công ty lớn nên