THỊNH VƯỢNG TÀI CHÍNH TUỔI 30 - TẬP 1 - Trang 35

“Nào! Đây là bảng thể hiện sự thay đổi độ tuổi của con, Kim Min

Seok và các thành viên trong gia đình của con. Thời gian đầu sau khi
kết hôn sẽ phát sinh chi phí mua nhà để sống cùng gia đình. Về
sau tiền học sẽ liên tục phát sinh cho đến khi con trai út có thể
sống độc lập tức là 26 tuổi. Sau đó, là tiền lo đám cưới cho con cái.
Có nghĩa là, khi con đã 65 tuổi thì sẽ vẫn phát sinh các khoản lớn như:
tiền mua nhà, tiền học cho con, tiền kết hôn của con cái… Đương
nhiên, còn có chi phí để mở rộng nhà nữa chứ”.

“Ý của Tiên ông là con cần phải chuẩn bị trước vì đến khi con 65

tuổi thì vẫn phát sinh các khoản như: tiền mua nhà, tiền học cho
con cái, tiền kết hôn của con cái và tiền mở rộng nhà phải không?”

“Đúng vậy. Khoản tiền này thường được gọi là ‘khoản tiền đầu

tư có mục đích’”. Tiền đầu tư có mục đích ngoài các hạng mục trên,
còn phải kể đến như: tiền về già, tiền dành cho các trường hợp
khẩn cấp… Bận rộn với cuộc sống nhưng chúng ta vẫn có thể thiết
kế cuộc đời mình một cách hợp lý nếu chúng ta biết được khoản
tiền đầu tư có mục đích mà ta cần là bao nhiêu. Ngoài ra, nếu ta
chi tiêu một cách có kế hoạch thì khoản tiền đó còn đóng vai trò dẫn
dắt để ta có thể đạt được mục tiêu cuộc đời bằng cách tiết kiệm.”

“Nếu lên kế hoạch trước các khoản tiền đầu tư có mục đích

cần thiết theo từng hạng mục thì chắc con đã không sống quá
gấp gáp. Con cũng có thể phân bổ chi tiêu một cách hợp lý.”

Tiên ông ra hiệu “đúng rồi” và cười tươi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.