THỊNH VƯỢNG TÀI CHÍNH TUỔI 30 - TẬP 1 - Trang 36

“Đúng vậy. Nếu con biết lập kế hoạch như thế thì con sẽ không

cần phải lo lắng hay cãi vã với gia đình về vấn đề chi tiêu. Vào
tuổi 40 con có cảm giác mình đang bị cái gì đó bám đuổi chứ. Lẽ ra,
con nên chọn một ngôi nhà vừa phải khi con ở tuổi 30 và cần phải
tiết kiệm tiền vốn ban đầu sẽ làm tăng tài sản, nhưng con lại phải
đón tuổi 40 với tình trạng tài chính suy kiệt do chi tiêu không giới hạn
và vay vốn ngân hàng vô độ.”

Kim Min Seok vừa nhìn hình ảnh túng quẫn của mình vì những

khoản tiền như: tiền phí thẻ tín dụng, tiền học phí cho con, phí
sinh hoạt hàng tháng… vừa mất đi hi vọng.

“Nếu vậy, con không còn hi vọng nào sao? Ở tuổi 30, con không

thể chuẩn bị gì được thì liệu 40 tuổi, con có thể lấy lại những gì đã
mất?”

“Không phải vậy. Cơ hội lúc nào cũng có. Con không cần thiết từ

bỏ khi thấy cuộc sống tuổi 40 quá khó khăn. Người ta chẳng nói là
khi nhận ra đã muộn thì cũng là lúc sớm nhất còn gì. Sau khi nhìn
thấy tình trạng tài chính thời kỳ đầu 40 tuổi đang suy kiệt thì con
cần phải tái cơ cấu lại tài sản gia đình.”

“Điều chỉnh cơ cấu tài sản gia đình là sao ạ?”

“Đúng vậy. Do gánh nặng về lãi, tiền bảo dưỡng nên con đã bán

căn nhà của mình, đó cũng là một phần của điều chỉnh cơ cấu tài
sản gia đình. Sau khi bán nhà, con sẽ vẫn có thể sống tích cực với tài
sản thuần hiện có là 200 triệu won và hàng tháng nhận một khoản
tiền không nhỏ từ công ty.

Rốt cuộc, điều chỉnh cơ cấu tài sản gia đình là việc chúng ta có

dũng khí để dám từ bỏ những gì cần từ bỏ và nghĩ tới các khoản tiền
đầu tư có mục đích mà ta cần phải tiết kiệm cho tương lai hay
không. Giả sử con cần phải quyết định xem liệu có nên tiếp tục sử

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.