THỊNH VƯỢNG TÀI CHÍNH TUỔI 30 - TẬP 2 - Trang 160

luôn tồn tại một suy nghĩ sai lầm, đó chính là cho rằng sản phẩm
đầu tư an toàn có thể bảo đảm cho chúng ta có được một tương lai ổn
định tuyệt đối, nhưng có một điều mà chúng ta không thể không
nhắc đến, đó chính là phải bảo đảm lãi suất thu được phải cao hơn
lạm phát.”

Điều này giống như một gáo nước lạnh dội lên đầu những người

luôn tâm niệm “an toàn là trên hết”, tất cả mọi người trong phút
chốc đều ngây ra, mọi người đều đang chờ đợi lời giải thích tiếp
theo của Giáo sư Masu.

“Do các bạn ngồi đây có độ tuổi khác nhau, nên tôi lấy độ tuổi 35

để giải thích. Trong các ví dụ trước đây, chúng ta đặt ra lợi nhuận thu
được từ đầu tư là 10%, nhưng nếu như chúng ta lựa chọn sản phẩm
an toàn được bảo đảm để đầu tư là gửi tiết kiệm ngân hàng có kỳ
hạn thì không thể nào đạt được lãi suất 10%, hiện nay lãi suất ngân
hàng có kỳ hạn chỉ là 4,5%, nhưng lãi suất thực tế sau khi trừ đi
thuế thu nhập cá nhân chỉ là 3,8%, vì vậy để tích lũy đủ số tiền
dưỡng già, mỗi tháng để ra 1.250.000 Won chắc chắn không đủ, mà
bắt buộc phải để ra số tiền là 2.580.000 Won. Xin hỏi các bạn, ai
có thể mỗi tháng có được nhiều tiền như thế để gửi vào ngân hàng?
Do đó, đối với những người mà thực lực tài chính có hạn, nếu
muốn gia tăng lợi nhuận thì bắt buộc phải gánh chịu rủi ro nhất
định, việc tích lũy tiền dưỡng già là một quá trình rất dài, nhưng
trong quá trình này nếu cứ giữ quan điểm “sản phẩm đầu tư rủi ro
thấp sẽ được bảo đảm” thì bạn sẽ thất bại, với ví dụ tiêu biểu là sản
phẩm tiền dưỡng lão 401.000 USD của Mỹ, trong đó có tới 65% là
đầu tư vào thị trường cổ phiếu.”

“Ban nãy chúng ta tính lợi nhuận thu được hàng năm theo tỉ lệ

10%, nếu như lợi nhuận là con số gấp đôi con số này, mỗi tháng
chúng ta sẽ phải tiết kiệm bao nhiêu tiền ạ?”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.