Câu hỏi đột ngột của Giáo sư Masu khiến cả hội trường im phăng
phắc, mọi người nhìn nhau, nhưng không ai trả lời.
“Tuy mọi người không muốn nghĩ đến điều này, nhưng nhỡ
điều đó xảy ra, e rằng sẽ gây ra sự thâm hụt về tài chính rất lớn
cho mỗi gia đình. Chúng ta tiếp tục xem bảng thống kê bên trên.
Một người ở độ tuổi 35 nếu như muốn khi 55 tuổi tích lũy được số
tiền tương đương với giá trị là 500.000.000 Won tại thời điểm hiện
tại, thì mỗi tháng phải tiết kiệm 1.310.000 Won với mức lãi suất
hàng năm là 10%. Nếu như lợi nhuận tăng lên 15% thì mỗi tháng chỉ
cần 610.000 Won. Nói là 610.000 Won, nhưng đây cũng là một con
số không nhỏ, vậy còn có cách nào khác không? Có, có thể giải
quyết thông qua khoản tiền nhàn rỗi. Thông thường càng nhiều
tuổi thì khoản tiền nhàn rỗi càng nhiều, nếu như biết lợi dụng
khoản tiền này, mỗi tháng chúng ta sẽ không cần phải tiết kiệm
quá nhiều tiền dưỡng già đến vậy. Giả dụ bạn có 10.000.000 Won
tiền nhàn rỗi, với lãi suất năm 15% và tính theo cách tính lãi suất
kép, sau 20 năm, số tiền tiết kiệm trên sẽ tăng lên 163.670.000
Won, điều này sẽ làm giảm đi rất nhiều gánh nặng tiền gửi tiết
kiệm mỗi tháng của chúng ta. Ở một quốc gia mà bất động sản
chiếm tỉ lệ rất cao trong tài sản này, chúng ta không thể đánh giá
quá cao giá bất động sản, mà phải căn cứ vào tình hình thực tế của
bản thân, kiên quyết giảm tỉ trọng cho đầu tư bất động sản, dành
sức lực chính cho việc tích lũy tiền mặt, thông qua đầu tư tài chính
chuẩn bị cho cuộc sống sau khi nghỉ hưu. Khoản tiền nhàn rỗi, lợi
nhuận, thời gian đều sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Dưới
đây chúng ta xem với khoản tiền nhàn rỗi và tỉ lệ lợi nhuận đã định,
mỗi tháng chúng ta sẽ phải dành ra bao nhiêu tiền dưỡng già?”. Trên
màn hình lại xuất hiện một bảng thống kê có chút thay đổi so với
bảng thống kê trước đó.