Một cậu thanh niên hơn 20 tuổi đang làm việc ở công ty đầu tư rủi
ro nêu câu hỏi.
“Ha ha, quả đúng là người làm trong lĩnh vực đầu tư rủi ro luôn
tâm niệm ‘rủi ro cao lợi nhuận cao’, khi lợi nhuận hàng năm là 10% thì
sẽ phải tiết kiệm 1.250.000 Won, 20% sẽ là 400.000 Won, bạn thấy
thế nào? Con số ấn tượng đấy chứ?”
Khuôn mặt của cậu thanh niên đỡ căng thẳng hơn sau câu trả lời
của Giáo sư.
Đừng đắm chìm trong cơn sóng bất động sản
“Quan niệm thứ hai mà chúng ta cần phải gạt bỏ đó là lòng tin mù
quáng vào sự tăng giá của bất động sản. Sau khi đến đất nước này,
điều khiến tôi cảm thấy kinh ngạc nhất đó là tình yêu gần như
bệnh hoạn của mọi người đối với bất động sản hay mua nhà. Đương
nhiên điều này cũng có nguyên nhân lịch sử nhất định, nhưng đây
thực sự là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm, bởi lẽ mọi người đã đem
phần lớn thu nhập của cả đời đầu tư vào nhà cửa, không chỉ tốn
thời gian, mà còn phải trả tiền vay ngân hàng. Điều này khiến cho
chúng ta rất khó để thực hiện các khoản đầu tư khác, từ đó mất đi
rất nhiều cơ hội đầu tư quan trọng, xét từ góc độ giá thành cơ hội,
tổn thất là khá lớn.”
“Nhưng nếu như giá nhà tăng thì chẳng phải là đã bù đắp được
tất cả các tổn thất đó sao?”
Có người đã đưa ra giả thiết như vậy, Choe Socheon cười méo xẹo:
“Dĩ nhiên nếu như toàn bộ thế giới này đều chuyển động và vận
hành theo như ý muốn của chúng ta thì quá tốt. Cũng giống như sự
sụp đổ của nền kinh tế bong bóng ở Nhật, một khi giá bất động sản
bị đóng băng, xin hỏi chúng ta sẽ thế nào?”