G
Nguồn gốc của nợ nần và âu lo
iáo sư Masu dừng lại một chút rồi xem xét kỹ lưỡng các khoản
nợ của Choe Socheon.
“Có nhiều khoản nợ quá, theo kinh nghiệm của tôi, những ưu lo,
muộn phiền của phần lớn chúng ta là do các khoản nợ gây ra, khi
vay nợ còn phải trả tiền lãi, lãi mẹ đẻ lãi con, vậy nên người ta cứ
luẩn quẩn trong cái vòng nợ nần, chính vì thứ gì cũng muốn có,
nên càng ngày càng nợ nhiều hơn.”
“Nhưng em đã từng xem một bài báo nói rằng nợ là một cách
kiếm tiền rất tốt, người ta gọi đó là “hiệu ứng cán cân” phải
không ạ?”
Ý của Choe Socheon là tuy anh thừa nhận mặt tiêu cực của các
món nợ, nhưng nếu vận dụng nó một cách linh hoạt, cũng có thể sẽ
có hiệu quả.
“Chắc chắn là sai, đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Đây
là kết luận mà tôi đã dành phần lớn thời gian trong cuộc đời mình
để quan sát. Vận dụng “hiệu ứng cán cân” vào các khoản nợ thực sự có
thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng sẽ gây ra tổn thất tương
đương, cho nên không thể xem đầu tư bằng các khoản nợ là một
cách đầu tư đúng đắn, có thể trong một khoảng thời gian ngắn, nó
mang lại lợi nhuận cho cậu, nhưng về lâu dài, vẫn chỉ là thua lỗ.
Được rồi, bây giờ tôi sẽ cải thiện tình hình tài chính của cậu theo tiêu
chuẩn của tôi.”